Ý nghĩa bộ đồng phục đầu bếp – Những giá trị cần được nâng niu

Đồng phục bếp là một trang phục quan trọng, không thể thiếu để tạo nên sự chuyên nghiệp và nét đặc trưng của nhà hàng – khách sạn. Và ẩn chứa trong mỗi bộ đồng phục bếp là những công dụng, chức năng và ý nghĩa riêng giúp người Đầu bếp hoàn chỉnh tính chuyên nghiệp và mang tới những giá trị trong sự nghiệp của mình.


Cũng như nhiều ngành nghề khác, đồng phục bếp có những tiêu chuẩn thiết kế chung và trong đó cũng có những chi tiết khác nhau để giúp bạn phân biệt được vị trí, cấp độ của từng nhân viên trong bếp. Và không chỉ là một trang phục thông thường mà chúng còn có những giá trị riêng, hình thành những ỹ nghĩa đáng trân trọng. Cũng vì lẽ đó, trước khi chuẩn bị làm việc, người Đầu bếp thường rất chỉnh tề trong bộ đồng phục của mình. Và ngược lại, bất kì một Đầu bếp nào khi khoác lên bộ đồng phục cũng luôn cố gắng hoàn thành sức mệnh tạo ra những món ăn ngon, bổ dưỡng, quan trọng hơn là làm hài lòng mọi thực khách.

Ngay bây giờ hãy cùng CET tìm hiểu chi tiết để biết thêm những điều thú vị về bộ trang phục này nhé!

Mũ Đầu bếp

Hình thành nên chiếc mũ Đầu bếp như ngày nay có rất nhiều giai thoại khác nhau được truyền lại. Mà nổi bật nhất chính là câu chuyện từ thời vua Henry VIII – Vương quốc Anh. Trong một lần dùng bữa, nhà vua tình cờ phát hiện một sợi tóc trong bát súp của ông. Từ đó trở đi, nhà vua đã bắt tất cả những người làm việc ở bộ phận bếp đều phải đội mũ để che kín phần tóc để đảm bảo vệ sinh khi chế biến.

Ngày nay, Mũ của người Đầu bếp ngoài chức năng đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến món ăn còn là biểu tượng đặc biệt dễ nhận thấy nhất của người Đầu bếp. Mũ Đầu bếp được chia thành nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:

– Beret: Hình trụ ngắn, vành tròn

– Skull: Cap hình trụ đơn thuần

– Toque: Mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

– Flared Toque: Vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

– Chef wrap: Loại khăn rằng được cột khéo, chắc

nghề đầu bếp cet

Mũ Đầu bếp mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Trong đó mũ Toque được Marie Antoine Careme sáng tạo ra vào giữa những năm 1800 là được sử dụng phổ biến đến tận ngày nay. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy trên mũ Đầu bếp thường có những nếp gấp. Sự xuất hiện của những nếp gấp này hoàn toàn là có chủ đích. Bởi nếp gấp càng nhiều thể hiện người Đầu bếp đó có tay nghề càng cao. Do đó mà chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ chính là tiêu chí để đánh giá mức độ lành nghề, kinh nghiệm và địa vị của người Đầu bếp.

Áo Đầu bếp

Áo Đầu bếp truyền thống thường có màu trắng, tay dài, được cấu tạo bởi 2 lớp vải cotton để người Đầu bếp tránh khói, lửa, dầu… trong khi chế biến món ăn. Vạt áo được thiết kế với 2 hàng cúc và có thể đổi qua lại để áo luôn được sạch sẽ cũng như đảm bảo đồng phục chỉnh tề, tạo tác phong chuyên nghiệp.

Hiện nay, một số nhà hàng, khách sạn sử dụng áo màu phổ biến nhất là màu đen cho Đầu bếp. Và áo tay dài được thay đổi thành áo tay ngắn, có logo của nơi làm việc, tên, chức vụ, hàng cúc được ẩn trong… tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái trong khi làm việc của người Đầu bếp.

Khăn Đầu bếp

Khăn quàng cổ thể hiện tính chuyên nghiệp, cấp độ tay nghề thông qua màu sắc. Khăn quàng cổ được làm bằng lớp vải mềm, có thể thấm hút mồ hôi, dùng để sơ cứu khi cần thiết và đảm bảo thân nhiệt khi bước vào kho lạnh thực phẩm. Tuy nhiên bạn có biết về ý nghĩa của chiếc khăn quàng cổ và cách thắt khăn quàng cổ đầu bếp ra sao không?

Cách thắt khăn quàng cổ được thực hiện như sau:

Bước 1: Trải khăn thật phẳng lên bàn, phần mũi nhọn hướng về người thắt khăn.

Bước 2: Từ điểm nhọn này, bạn gấp một phần và cứ thế tiếp tục gấp tới khi hết khăn.

Chú ý là vuốt nhẹ khi gấp để các nếp gấp được thẳng và đẹp. Hoặc nếu cẩn thận hơn bạn có thể dùng bàn ủi để có nếp gấp thẳng, đẹp. Và nhớ là đảm bảo phần đường may phải nằm sau dải khăn nhé.

Bước 3: Bước tiếp theo là đeo khăn lên cổ. Chỉnh 1 phần khăn ngắn và 1 phần khăn dài hơn. Tiếp theo, đặt phần dài lên phần ngắn, quấn 1 vòng xung quanh rồi vòng ra phía trước. Sau đó bạn luồn phần khăn dài qua điểm gút và kéo xuống phía dưới tạo thành 2 phần đuôi khăn.

Bước 4: Cuối cùng, bạn luồn 2 phần đuôi khăn thừa ra sau và nhét vào điểm gút. Cứ làm như thế cho tới khi 2 phần đuôi khăn không bị bung ra ngoài là bạn đã hoàn thành các thao tác thắt khăn của một Đầu bếp chuyên nghiệp rồi.

Ngoài ra, giày dép, quần và tạp dề còn là 3 bộ phận cũng quan trọng không kém để tạo ra một bộ trang phục hoàn chỉnh thể hiện sự gọn gàng, tác phong chuyên nghiệp nhằm giúp phục vụ tốt hơn cho công việc cũng như nêu cao tinh thần trách nhiệm của người Đầu bếp.

>> Xem thêm chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại đây.

Tổng kết: 

Khi hình ảnh của người làm nghề Bếp ngày càng đến gần với mọi người hơn thì không ít những người Đầu bếp với tài năng xuất chúng đã được biết đến nhiều hơn. Và họ đã trở thành thần tượng và truyền lửa đam mê về nghề Bếp đến với các bạn trẻ.

Điểm: 4.5 (4 bình chọn)

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn