day thanh nhac
lop thanh nhac
dao tao thanh nhac

KHÓA HỌC THANH NHẠC

Học thanh nhạc tại CET, các sinh viên sẽ được hướng dẫn bài bản về các kỹ thuật để khai mở giọng hát của bản thân, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, hình thành phong cách biểu diễn riêng… Song song đó, các bạn sẽ được giảng dạy về ký xướng âm, hòa âm, phối khí, sáng tác nhạc… để có thể trở thành một nghệ sĩ đa năng, vừa có giọng hát hay, vừa có thể tự sáng tác nên những ca khúc mang đậm dấu ấn cá nhân của mình.

Trong lĩnh vực nghệ thuật thì thanh nhạc là một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt đối với những bạn đang trên hành trình trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Có giọng hát hay sẽ giúp các bạn ghi được dấu ấn riêng trong lòng công chúng và giúp cho các hoạt động trong ngành âm nhạc của mình trở nên thuận lợi hơn.

Để có giọng hát tốt, ngoài việc luyện tập thường xuyên, các bạn còn phải hiểu và nắm rõ được các kỹ thuật hát, đồng thời các bạn còn phải biết thêm về các kiến thức âm nhạc để bổ trợ cho công việc của mình. Vì vậy, việc chọn được một môi trường học tập phù hợp sẽ giúp các bạn nhanh chóng tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật.

nút đăng ký

TỔNG QUAN VỀ KHÓA HỌC THANH NHẠC TẠI CET

Chương Trình Đào Tạo

Chương trình đào tạo của ngành Thanh nhạc tại CET bao gồm các học phần dưới đây:

Học phần 1: Đại cương (48 buổi)

  1. Pháp luật
  2. Giáo dục quốc phòng
  3. Giáo dục thể chất
  4. Giáo dục chính trị
  5. Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
  6. Tin học
  7. Kỹ năng mềm

Học phần 2: Cơ sở (130 buổi)

  1. Lý thuyết âm nhạc
  2. Ký xướng âm
  3. Hòa âm
  4. Hình thức âm nhạc
  5. Phối khí
  6. Kỹ thuật sáng tác ca khúc
  7. Lịch sử âm nhạc
  8. Tính năng nhạc cụ
  9. Thu âm
  10. Quay hình
  11. Ứng dụng kẻ nhạc trên phần mềm
  12. Hợp xướng

Học phần 3: Chuyên ngành (332 buổi)

  1. Thanh nhạc
  2. Kỹ thuật biểu diễn
  3. Chuyên môn bổ trợ
  4. Vũ đạo
  5. Hòa tấu
  6. Đề án chuyên ngành

Học phần 4: Thực tập tốt nghiệp (62 buổi)

  1. Thực tập tốt nghiệp
  2. Ôn tập và thi tốt nghiệp

Tổ Chức Đào Tạo Các Môn Văn Hóa

  • Để đáp ứng nhu cầu học liên thông lên Cao đẳng/Đại học của sinh viên chưa tốt nghiệp THPT, CET ban hành chương trình đào tạo Văn hóa, vận hành độc lập với các chương trình Trung cấp. Sinh viên CET sẽ phải hoàn thành chương trình Văn hóa này nếu xác định thi liên thông sau khi tốt nghiệp.
  • Chi tiết lớp văn hóa sẽ được quy định như sau:
HẠNG MỤC NỘI DUNG
Phạm vi áp dụng Khu vực TP.HCM
Mã lớp CVH [MÃ CN]_K00000_00
Sĩ số min 30 SV/lớp
Nội dung đào tạo 6 môn văn hóa bao gồm: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa
Học phí 15 triệu
Thời lượng 144 buổi (Toán,Văn mỗi môn 30 buổi. Các môn còn lại 21 buổi)

Lưu ý:

  • Chương trình này chỉ áp dụng cho đối tượng sinh viên chuẩn bị theo học/đang theo học các chương trình Trung cấp tại CET. Không áp dụng cho sinh viên CET đã tốt nghiệp/sinh viên các trường trung cấp khác.
  • Sau khi hoàn thành chương trình Văn hóa và các kỳ thi theo quy định, sinh viên sẽ được cấp “Giấy chứng nhận Hoàn thành giáo dục phổ thông”. Với giấy chứng nhận này sinh viên được thi liên thông tại các Trường Cao đẳng và Đại học có tổ chức thi liên thông (Lưu ý: sinh viên đồng thời phải thỏa các điều kiện do Trường CĐ/ĐH đó quy định, căn cứ vào thông báo xét tuyển của từng trường).

Đối Tượng Chiêu Sinh

Tất cả các Học viên/Khách hàng đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

  • Đã tốt nghiệp THCS/THPT.
  • Học viên đang theo học/đã tốt nghiệp các chương trình khác tại HNAAu hoặc các ngành nghề bất kỳ tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác.

Lịch Học Và Địa Điểm

Lịch học:

NGÀY HỌC SÁNG CHIỀU TỐI
Thứ 2 – 4 – 6 08h30 – 11h30 13h30 – 16h30 18h00 – 21h00
Thứ 3 – 5 – 7

Lưu ý:

  • Mỗi tuần học 4 buổi. Nhà trường phân bổ xen kẽ các học phần Đại cương, Cơ sở và Chuyên ngành trong mỗi học kỳ.
  • Đối với một số môn Chuyên ngành, HV được phân bổ lịch học nhóm hoặc cá nhân theo ca học và theo các địa điểm đào tạo. Các môn còn lại, HV học tập trung với các lớp/các ngành theo thời khóa biểu do Nhà trường sắp xếp từng thời kỳ.
  • Học viên được nghỉ ôn thi, nghỉ kết thúc môn, nghỉ hè… theo quy định từng thời kỳ của Nhà trường.

Địa điểm học:

Địa điểm học: Theo sự sắp xếp của Nhà trường tại các Chi nhánh sau:

  • CN Chu Văn An: 02 – 04 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
  • CN Quận 10: 131 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.
  • CN Gò Vấp: 593 Lê Văn Thọ, P. 14, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Ghi chú: Đối với các chi nhánh khác sẽ bổ sung theo từng thời kỳ.

Học Phí

Chi phí khóa học:

LẦN ĐÓNG HỌC PHÍ
Học kỳ 01 30.000.000
Học kỳ 02 30.000.000
Học kỳ 03 25.000.000
Học kỳ 04 25.000.000
Học kỳ 05 20.000.000
Học kỳ 06 16.000.000
Tổng cộng 146.000.000

Lưu ý:

  • Học phí đã bao gồm đồng phục, giáo trình, cơ sở vật chất đào tạo phục vụ cho các buổi học và thi.
  • Học phí trên chưa bao gồm học phần văn hóa. Trường hợp có nhu cầu nhận thêm giấy xác nhận hoàn thành học phần văn hóa để liên thông, sinh viên có thể đăng ký học phần văn hóa với mức phí là 15 triệu.

Quy định miễn giảm:

ĐỐI TƯỢNG HỌC PHẦN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ HỌC ĐƯỢC MIỄN GIẢM (VND)
Đối tượng Tốt nghiệp từ hệ Trung cấp chuyên nghiệp các ngành trở lên Học phần 1: Đại cương 8.000.000
Đối tượng chuyển đổi/liên thông chuyên môn đào tạo sau khi hoàn thành học phần Đại cương và Cơ sở Học phần 1: Đại cương
Học phần 2: Cơ sở
38.000.000
Đối tượng hoàn thành các nội dung đào tạo theo chương trình tại Học viện Âm nhạc Á Âu Xét miễn giảm theo từng trường hợp Xét miễn giảm theo từng trường hợp

Lưu ý:

  • CET không áp dụng các trường hợp thi vượt cấp Chuyên ngành đầu vào.
  • Trường hợp Học viên đã hoàn thành cấp độ/chương trình học tại Học viện Âm nhạc Á Âu nhưng chưa có chứng chỉ thì bắt buộc hoàn thành các điều kiện cấp chứng chỉ của HNAAu trước khi xét tuyển/liên thông lên CET.
  • Đối với HV đã hoàn thành chương trình Trung Cấp/Cao Đằng/Đại học ở các trường và có kết quả học tập (bảng điểm) với đủ kết quả của 6 môn Đại cương và 12 môn Cơ sở theo quy định, kết quả học tập của các môn này >=5 thì HV sẽ được miễn giảm học phần Đại cương, Cơ sở. Trường hợp thiếu môn/kết quả không đạt thì HV sẽ được miễn giảm các môn đã có điểm.

Giá Trị Bằng Cấp

CHƯƠNG TRÌNH HỆ VĂN BẰNG TÊN CHỨNG CHỈ TIẾNG VIỆT TÊN CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH
Thanh nhạc Trung cấp Thanh nhạc Vocal music

Giảng Viên

Đội ngũ giảng viên ngành Thanh nhạc ở CET là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và phát triển âm nhạc, hiện đang công tác tại các công ty giải trí lớn, đài truyền hình và thường xuyên làm việc tại những sự kiện âm nhạc nổi tiếng…

Các giảng viên là những người có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng và giàu kinh nghiệm biểu diễn thực tế. Họ sẽ là người theo sát, giảng dạy lý thuyết, kỹ năng và thị phạm cho sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Ngoài ra, giảng viên tại CET còn là những người tư vấn, định hướng phát triển và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong nghề cho sinh viên, giúp sinh viên có được hành trang tốt nhất khi vào nghề.

CƠ SỞ VẬT CHẤT HỌC THANH NHẠC

CET trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, khang trang với phòng thực hành được cách âm đạt chuẩn. Sinh viên sẽ được thực hành với các nhạc cụ đa dạng, đạt chuẩn như: Piano, Violin, Guitar, Trống… để sinh viên hoàn thiện giọng hát và khai phá tiềm năng âm nhạc của bản thân.

nhạc cụ
trường trung cấp âm nhạc
trường dạy nhạc
phòng học nhạc
lớp học âm nhạc
cơ sở vật chất ngành âm nhạc
nhạc cụ
trường trung cấp âm nhạc
trường dạy nhạc
phòng học nhạc
lớp học âm nhạc
cơ sở vật chất ngành âm nhạc
nút đăng ký

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thanh Nhạc Là Gì?

Thanh nhạc là bộ môn khoa học trừu tượng, chuyên nghiên cứu những âm thanh do cơ quan phát âm của con người tạo ra và được âm nhạc hóa. Hiểu một cách đơn giản, thanh nhạc là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc với yếu tố chính là giọng ca của người hát.

Thanh nhạc còn là những âm thanh trầm, bổng, lên, xuống, dài, ngắn… của ca khúc. Khi kết hợp những âm thanh kể trên với giọng hát sẽ tạo ra những lời ca ngọt ngào, cảm xúc. Điều này đưa âm nhạc đến gần hơn với người nghe và giúp họ hiểu được nội dung bài hát.

Hát Không Hay Có Học Thanh Nhạc Được Không?

Không thể phủ nhận việc có năng khiếu hát “trời cho” sẽ giúp các bạn thuận lợi hơn trên con đường âm nhạc. Tuy nhiên, “khổ luyện” cũng là yếu tố giúp rất nhiều người theo ngành Thanh nhạc thành công, sở hữu được màu giọng tốt. Vì vậy, các bạn đừng lo lắng nếu xuất phát điểm của mình chưa tốt.

Sự đam mê, kiên trì luyện tập dưới những hướng dẫn của thầy cô giỏi mỗi ngày sẽ là yếu tố giúp các bạn hoàn thiện và thành công hơn.

Học Thanh Nhạc Để Làm Gì?

Nhiều người thường nghĩ việc học thanh nhạc chỉ phù hợp với những ca sĩ chuyên nghiệp hoặc người làm trong lĩnh vực âm nhạc. Tuy nhiên, bộ môn này dành cho tất cả mọi người và nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho người học. Nếu đam mê và muốn sử dụng giọng hát để góp vui trong các buổi tiệc, họp mặt bạn bè hoặc đơn giản là muốn hát karaoke hay hơn, bạn hãy đăng ký một khóa học thanh nhạc.

Bên cạnh việc cải thiện khả năng ca hát, bộ môn này còn giúp giọng nói của bạn to, khỏe và kiểm soát cao độ tốt hơn. Thông qua việc luyện tập lấy hơi, nhả hơi… bạn sẽ dần hít thở sâu và mạnh, điều này rất tốt cho hệ hô hấp. Học thanh nhạc còn là phương pháp giúp bạn xả stress sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, đồng thời nâng cao sự tự tin, khả năng sáng tạo… của bản thân.

Những Điểm Cần Chú Ý Khi Học Thanh Nhạc

Để có một giọng hát khỏe, nội lực và đạt hiệu quả cao khi học thanh nhạc, bạn cần chú ý đến những điều sau:

Cơ quan phát âm

Giọng của con người được tạo thành thông qua các cơ quan phát âm của cơ thể. Nắm được những bộ phận này sẽ giúp bạn có chiến lược luyện thanh phù hợp:

  • Cơ quan phát âm chủ yếu là 2 dây thanh quản.
  • Những khoảng trống nằm trong đầu, ngực, miệng, mũi là các xoang cộng minh (cộng hưởng) có chức năng điều chỉnh âm thanh.
  • Phổi, khí quản, lồng ngực là những bộ phận hô hấp có chức năng là động lực phát ra âm thanh.
  • Các bộ phận như môi, miệng, răng, lưỡi, cổ họng có nhiệm vụ nhả chữ khi nói và hát.

Hình thức phát âm

Luyện phát âm sao cho âm thanh phát ra khi hát rõ lời, tròn trịa là một trong những nội dung quan trọng khi học thanh nhạc. Để làm được điều này, bạn cần hít thở có chiều sâu và sử dụng cơ hoành để tiết kiệm hơi thở cho giọng hát. Đồng thời, khi hát ngực không được quá căng nhưng vẫn phải có tính co dãn, đàn hồi để giọng hát được mềm mại.

Hít thở trong ca hát

Hít thở là một trong những điều quan trọng khi hát. Bạn cần lấy hơi nhanh và đẩy ra thật chậm để giọng hát được liên tục, dẻo dai, không bị rè hay vỡ. Đây là kỹ thuật cơ bản nhưng cần chăm chỉ luyện tập mới có thể thành thạo.

Tại Sao Nên Học Thanh Nhạc Tại CET?

  • Giáo trình được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn của các trường âm nhạc lớn trên thế giới, giúp sinh viên nắm được những điểm sai khi hát và có thể tự mình chinh phục những bài hát mà mình thích.
  • Sinh viên được luyện tập các kỹ thuật lấy hơi, giữ hơi, hát rõ lời, kiểm soát hơi thở trong quá trình di chuyển để không bị chênh phô.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang với các nhạc cụ chất lượng cao.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc, buổi biểu diễn để giúp sinh viên tự tin làm chủ sân khấu và nâng cao khả năng trình diễn của bản thân.
  • Đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.

Ngoài Những Kỹ Thuật Hát, Sinh Viên Còn Học Được Gì Từ Ngành Thanh Nhạc?

Mục tiêu cốt lõi của CET là đào tạo nên những nghệ sĩ đa năng, vừa có giọng hát hay vừa tự mình tạo nên những sản phẩm âm nhạc xuất sắc từ cơ bản nhất đến nâng cao. Khi học tại CET, ngoài chuyên môn thanh nhạc, các sinh viên sẽ được hướng dẫn cả về hòa âm, phối khí, cách sáng tác ca khúc, diễn xuất khi hát…

CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN

Nguyễn Văn Khánh
Nguyễn Văn Khánh
Mình chọn lớp học Thanh nhạc ở đây vì thấy nhà trường có cơ sở vật chất tốt cùng với các giảng viên xịn. Sau 1 thời gian theo học thì mình cảm nhận giọng hát của bản thân tiến bộ rõ rệt và mình cũng đã ngày càng tự tin hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Ngoài ra, một điều mình rất thích ở CET đó là mình được dạy bài bản không chỉ về cách hát còn còn về sáng tác nhạc, hòa âm, phối khí… những môn học này đã giúp ích cho mình rất nhiều trong việc sáng tác nên những bài hát cho riêng mình.

Nguyễn Lê Thủy Ngân
Nguyễn Lê Thủy Ngân
Điều mà mình tâm đắc nhất ở CET chính là sự nhiệt tình của các giảng viên. Ngoài việc giảng dạy các kiến thức chuyên môn thì thầy cô còn là người tư vấn, định hướng cho mình trên con đường nghệ thuật. Với mình, việc học Thanh nhạc tại CET chính là một bước đệm hoàn hảo để mình trong sự nghiệp âm nhạc trong tương lai.

Điểm: 4.24 (13 bình chọn)