Kỹ thuật nấu nước đường pha chế thành công cho Bartender/Barista

Cách nấu nước đường hay còn được gọi là đường nước là một trong những kỹ thuật, bí quyết quan trọng mà bất kì Bartender/ Barista cần phải nắm được trước khi thực hiện bất kỳ công đoạn pha chế nào. Có rất nhiều món đồ uống ngon đều không thể thiếu nguyên liệu là nước đường này. Vậy cùng theo chân CET để tìm hiểu lý do tại sao nó quan trọng và cách thắng nước đường CỰC DỄ nhé.

hình ảnh kỹ thuật nấu nước đường

Kỹ thuật nấu nước đường là một trong những bí quyết quan trọng trong pha chế

Với cùng một công thức nấu nước đường được cho nhưng không phải ai áp dụng cũng đều thành công nếu không nắm vững các nguyên tắc và một số bí quyết quan trọng. Nước đường đạt chất lượng phải có được vị ngọt sâu những không gắt, màu sắc đẹp, không bị cháy, mùi thơm. Ngoài ra, nước đường để được bao lâu cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Theo đó, nước đường nấu sẵn nếu được bảo quản đúng cách có thể sử dụng nhiều lần trong một thời gian nhất định mà không bị giảm chất lượng.

Vai trò của nước đường trong pha chế đồ uống là gì?

Làm tăng vị ngọt cho món uống

Nhắc tới đường, vai trò đầu tiên luôn là làm ngọt. Thế nhưng, so với đường cát thì nước đường có nhiều ưu điểm vượt trội như: dễ hòa tan, hương vị nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Trong đó, Syrup đường cát cho vị ngọt sâu còn Syrup đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh, giúp nâng tầm chất lượng và hương vị của các món đồ uống như: sinh tố, nước ép, mojito hay cocktail; để chế biến các loại syrup trái cây, đặc biệt với những loại trái cây có vị chua như chanh dây, chanh, tắc…

Làm tăng hương thơm và màu sắc cho món uống

Với các món uống có vẻ đơn giản như: nước chanh, tắc, chanh dây…, khi cho thêm syrup trái cây được chế biến từ nước đường, sau đó lắc đều với đá là sẽ giúp các món uốn này trở nên thơm hơn, màu sắc cũng bắt mắt, hấp dẫn và khác biệt hơn. Bên cạnh đó, các Bartender và Barista còn dùng syrup trái cây để kích màu, kích vị cho nhiều món uống khác như một bí quyết tạo màu tự nhiên trong pha chế.

hình ảnh nước đường làm tăng hương thơm và màu sắc

Nước đường làm tăng hương thơm và màu sắc cho món uống

Dùng để xử lý nguyên liệu trước khi pha chế nhiều món uống khác

Sử dụng đường hoặc nước đường để ướp trái cây trước khi pha chế cũng là một trong những quyết giúp xử lí, bảo quản trái cây rất hiệu quả hay được “dân pha chế” chuyên nghiệp sử dụng. Trái cây sau khi mua về sẽ được sơ chế sạch sẽ, sau đó chỉ cần đổ ngập nước đường vào trái cây, bạn có thể giữ lại nước đường cho nhiều mẻ trái cây trong ngày hoặc dùng nước đường đó trực tiếp cho việc pha chế sau khi đã ướp trái cây. Cách làm này giúp giữ được độ tươi ngon, màu sắc đẹp mắt mà không bị đổi màu khi để lâu trong không khí.

Với những loại trái cây như: dâu, nho, nhãn, vải, bơ, mãng cầu… đều có thể ướp trực tiếp bằng đường cát. Nhưng với những loại trái cáy khó ngấm như: cóc, ổi, táo… thì ướp bằng nước đường sẽ cho hiệu quả tốt hơn hẳn.

Lưu ý khi làm nước đường

Trong cách nấu nước đường, tỉ lệ và sự phối hợp của các thành phần đúng chuẩn chính là bí quyết để tạo nên một mẻ nước đường ngon và giữ được lâu. Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ nấu đúng công thức và nắm chắc các các kết hợp với những nguyên liệu khác.

Đường dùng để nấu nước đường là gì?

Thông thường có 2 loại thường được sử đụng là đường cát và đường phèn. Ngoài 2 nguyên liệu đường này, còn cần một cố thành phần khác như muối, chanh và rượu để giúp cân bằng vị ngọt của nước đường, giúp nước đường không bị gắt và có mùi thơm hơn.

hình ảnh đường cát và đường phèn

2 loại đường thường được sử đụng là đường cát và đường phèn

Cách nấu nước đường không bị đông cứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg đường
  • 600ml nước
  • 2 quả chanh
  • 30ml mạch nha (tùy thích)
  • 5ml nước tro (tùy thích)

 Cách thắng nước đường

Chanh bạn đem rửa sạch vỏ, bổ đôi vắt lấy nước cốt rồi lọc bỏ hạt. Nếu nấu chè thì bạn sử dụng đường trắng, còn nếu làm bánh nướng thì nên sử dụng đường nâu để món ăn có màu sắc đẹp mắt và hấp dẫn.

hình ảnh cách thực hiện nấu nước đường

Chanh bạn đem rửa sạch vỏ, bổ đôi vắt lấy nước cốt rồi lọc bỏ hạt

Tiếp theo, bắc nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi thì tắt bếp và cho đường vào khuấy đều cho tan hết thì bật bếp đun tiếp cho sôi lên thì hạ nhỏ lửa, cho nước cốt chanh và cả phần vỏ chanh vào. Trong quá trình đun sôi sẽ có rất nhiều bọt nổi lên trên, bạn vớt bỏ hết lớp bọt này ra ngoài và không được khuấy. Nếu sử dụng mạch nha và nước tro thì cho vào luôn ở bước này, đồng thời pha thêm 20ml nước vào nước tro rồi mới cho vào nước đường. Còn nếu không dùng thì chỉ cần đun thêm khoảng 20 phút.

hình ảnh cho đường vào khuấy đều trong nước

Khi nước sôi thì tắt bếp và cho đường vào khuấy đều

Để kiểm tra nước đường đạt hay chưa, bạn chỉ việc chuẩn bị một cái chén nước nhỏ, sau đó nhỏ vài giọt nước đường xuống. Nếu nước đường tan ra ngay lập tức với nước thì độ đun chưa đạt và cần đun thêm, còn nếu đọng lại thành một hình tròn dưới đáy chén nghĩa là bạn đun quá lâu, lúc này bạn nên cho vào thêm ít nước nóng rồi đun tiếp đến khi giọt nước đường lan ra trong 2 giây đầu nhưng vẫn giữ được dạng tròn trong chén thì nước đường đã đạt.

hình ảnh vớt vỏ chanh cho nước đường nguội

Vớt vỏ chanh ra và để cho nước đường nguội dần

Tắt bếp, vớt vỏ chanh ra và để cho nước đường nguội dần. Khi nước đường nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần. Với nước đường, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng là được. Với những trường hợp để lâu ngày, thì lâu lâu nên lấy ra đun lại đồng thời cũng thêm một ít nước vào để bù lại lượng nước bị mất đi.

hình ảnh bảo quản trong hủ thủy tinh

Cho nước đường vào hũ thủy tinh để bảo quản lâu dài. Ảnh: internet

1kg đường pha bao nhiêu nước?

Theo như cách hướng dẫn ở trên thì tỷ lệ 1kg đường pha với 600ml nước nhưng nhiều người có thể cho hơn là 1kg đường : 700ml nước, nên tùy theo thói quen và tay nghề của từng người mà có cách ước lượng khác nhau, nhưng tỷ lệ sai số cũng không đáng kể nhé các bạn.

Trên đây là những chia sẽ hữu ích về cách thắng nước đường đúng chuẩn cũng như vai trò của loại nguyên liệu này trong pha chế. Để được học thêm nhiều kỹ thuật, phương pháp pha chế chuyên nghiệp khác, bạn có thể tìm hiểu chương trình học pha chế tại CET bằng cách để lại thông tin đăng ký bên dưới hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn phí cước gọi 1800 6552 để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!

Điểm: 4.19 (21 bình chọn)

Tác giả: Thắng Phú Mai

Thầy Mai Thắng Phú hiện là một trong những Bartender có tiếng trong giới Pha chế ở Việt Nam cũng như Quốc tế. Không chỉ đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong nghề, từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong những nhà hàng – khách sạn, công ty hàng đầu. Tham gia cộng tác cùng CET, Thầy Thắng Phú mong muốn là người truyền lửa, truyền kiến thức, đam mê cùng những kinh nghiệm tâm huyết mà mình tích lũy sau nhiều năm làm việc cho tất cả những ai yêu Barista, yêu Bartender.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn