Khám phá kỹ thuật làm Fondant trong bếp bánh

Để nâng cấp tính thẩm mỹ của những chiếc bánh cũng như thể hiện kỹ năng tài hoa của người làm bánh, kỹ thuật làm fondant đã được sáng tạo ra. Kỹ thuật trang trí bánh ngọt sáng tạo, độc đáo này đã trở thành một xu hướng được các đầu bếp bánh đón nhận hào hứng. Nếu bạn vẫn còn đang “mơ hồ” với khái niệm này, vậy thì cùng khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Fondant là gì?

Fondant là một loại nguyên liệu làm từ đường bột (icing sugar) được nấu chảy cho dẻo mềm, chuyên dùng trong trang trí và tạo hình bánh kem hoặc bánh ngọt. Tùy vào công dụng và tính thẩm mỹ cũng như khẩu vị của mỗi thợ làm bánh mà fondant có rất nhiều cách làm với màu sắc, hình dáng và mùi vị khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các Fondant là đều khá dễ tạo màu và tạo mùi. Fondant thường được dùng để tạo lớp phủ ngoài cùng cho mặt bánh hay để nặn những hình thù trang trí theo sở thích.

hình ảnh kỹ thuật làm fondant

Fondant là nguyên liệu dùng trong trang trí và tạo hình bánh kem hoặc bánh ngọt. Ảnh: Internet

Ngoài ra, lớp phủ mà fondant tạo ra có giá trị thẩm mỹ rất cao với bề mặt láng mịn và bóng mờ. Chúng cũng không dễ nhăn nheo hay gãy nứt và có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao trong nhiều giờ của các bữa tiệc ngoài trời.

Nguồn gốc xuất hiện Fondant

Trong tiếng Pháp, từ Fondant có ý nghĩa là “tan chảy”. Nó bắt nguồn từ từ “foundry” trong tiếng Anh và có nghĩa là “lò đúc”. Nhiều người còn gọi fondant là “kẹo đường” cho đơn giản.

Fondant xuất hiện từ những năm thuộc thế kỉ 15, khi người ta dùng hỗn hợp đường dẻo kết hợp với hạnh nhân và nặn thành những hình thù khác nhau để trang trí. Vào thế kỉ thứ 16 thì fondant bắt đầu có những công thức cơ bản riêng.

Cho đến thế kỉ 20, fondant mới được sử dụng như một loại nguyên liệu trang trí phổ biến và chính thức được áp dụng vào nghệ thuật trang trí bánh ngọt. Ngày nay, fondant đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Fondant cũng được dùng để tạo ra hàng trăm ngàn những ý tưởng trang trí độc đáo, mới lạ và vô cùng nghệ thuật.

Các loại fondant và cách phân biệt

Poured fondant

Poured fondant là đường nấu chảy, hơi đặc

Poured fondant là đường nấu chảy, hơi đặc. Ảnh: Internet

Đây là loại cơ bản nhất của fondant. Poured fondant có thành phần chính là đường nấu chảy, hơi đặc, được dùng kết hợp với nước, bột ngô và các hương liệu phổ biến. Ta có thể mặc định cho Poured fondant được làm từ đường, có vị ngọt ngấy. Tuy nhiên, Poured fondant còn có rất nhiều hương vị đa dạng như: chocolate, trái cây…

Poured fondant cũng được sử dụng làm nhân của những loại bánh ngọt cỡ vừa như bánh cupcake, kẹo, bánh pastry… hay món Cadbury crème egg trong ngày lễ Phục Sinh rất phổ biến.

Rolled fondant

Rolled fondant được cán mỏng ra để sử dụng

Rolled fondant được cán mỏng ra để sử dụng. Ảnh: Internet

Rolled fondant được sử dụng rộng rãi trong những chiếc bánh trang trí tinh tế và thường khó “điều khiển” hơn Poured nhiều lần. Tuy nhiên, do nhu cầu trang trí bánh phức tạp và tinh tế hơn ngày càng nhiều nên loại fondant này lại được ứng dụng khá rộng rãi. Kết cấu hóa học của Rolled fondant do có có sự tham gia của gelatin nên cứng và có độ dai hơn so với Poured.

Rolled fondant khi nấu xong thường có dạng tròn như một khối bột, sau đó được cán mỏng ra và sử dụng theo nhu cầu của người làm bánh. Thông thường, Rolled fondant có độ dày khoảng từ 3 – 5mm và dùng để bọc bên ngoài cốt bánh, tạo thành một lớp láng mịn với các màu sắc bắt mắt để tiếp tục các công đoạn trang trí khác.

Để sử dụng Rolled fondant, người làm bánh cần có những kỹ thuật và đòi hỏi tay nghề cao. Vì thế, các thành phẩm được trang trí bằng Rolled fondant thường rất cầu kì, hoàn mĩ.

Sculpting fondant

Sculpting fondant.

Chiếc bánh được tạo thành từ Sculpting fondant. Ảnh: Internet

Sculpting fondant cũng có những tính chất chung như Rolled fondant. Tuy nhiên chúng lại có sự dẻo dai và linh hoạt hơn cho những công thức tạo hình, nhuộm màu cho chiếc bánh. Sculpting fondant có thể sử dụng để biến hóa thành rất nhiều hình thù đa dạng tùy vào sự khéo léo của người thợ làm bánh.

Fonadant có ăn được không?

Với cấu tạo hóa học nên nhiều nguời thường thắc mắc không biết fondant có ăn được không? Câu trả lời là tất cả những loại fondant được dùng trong trang trí bánh đều có thể ăn được. Không chỉ thế, chúng còn có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Tuy nhiên, do fondant ngọt nên không phải ai cũng ăn được.

Một chiếc bánh fondant thông thường sẽ bao gồm một lớp bánh bông lan bên trong, sau đó được phủ thêm một lớp fondant láng mịn bên ngoài và được phủ toàn bộ lên bánh. Vậy nên bạn có thể bóc lớp đường này ra khi thưởng thức các món bánh được trang trí bởi fonadant.

Làm bánh fondant có khó không?

Để tạo ra một chiếc bánh fondant, đòi hỏi người làm rất nhiều yếu tố, ngoài việc khéo tay, tỉ mỉ, tinh tế và kiên nhẫn còn phải đảm bảo được những tiêu chuẩn dưới đây:

  • Vật liệu làm fondant cao cấp: Từ công đoạn làm fondant lớp phủ cho đến tạo hình trang trí cần nhiều thời gian. Bạn cần phải phân biệt những loại fondant dành cho việc phủ bánh và những loại có đặc tính dùng để thực hiện tạo hình và trang trí riêng.
  • Ý tưởng sáng tạo: Mỗi chiếc bánh fondant đều đòi hỏi là một tác phẩm nghệ thuật có sự khác biệt. Vì vậy mà người làm bánh cần phải suy nghĩ rất nhiều về việc tạo hình, phối màu cho những chi tiết và cả tổng thể chiếc bánh, cách tạo nên bố cục, nhân vật, điểm nhấn… hoặc thực hiện theo đúng yêu cầu của người đặt bánh

Làm bánh fondant có khó không

Làm fondant cần nắm được kỹ thuật và có sự khéo léo, sáng tạo. Ảnh: Internet

  • Thời gian làm bánh lâu hơn: Thời gian để tạo ra một chiếc bánh fondant lâu hơn rất nhiều so với làm ra một chiếc bánh kem thông thường vì nó đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Fondant có thể được xem là một bộ môn điêu khắc mà bạn phải là những người có bàn tay khéo léo và óc sáng tạo cực kì phong phú.

Hướng dẫn cách làm fondant mềm dẻo tại nhà

Bạn có thể làm fondant tại nhà theo những công thức chuẩn. Tuy nhiên, để có thể tạo được bánh fondant mịn mềm đẹp và bóng láng cần những kỹ thuật đã được rèn luyện. Vậy nên nếu yêu thích bạn có thể tự rèn luyện thêm tại nhà. Bên cạnh đó, để tạo ra được những thành phẩm hoàn hảo nhất, bạn nên tham gia các lớp học làm bánh fondant để nắm công thức và bí quyết chuẩn xác từ các chuyên gia làm bánh hàng đầu có thể thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Nguyên liệu

  • 1 gói Gelatin không mùi
  • Nước.
  • ½ chén Siro glucose (chất ngọt trong thực phẩm)
  • 15ml Glycerin (chất phụ gia)
  • 5ml Vani
  • 960g Đường bột.
  • 30g Shortenin (là loại nguyên liệu được cấu thành từ 100% chất béo màu trắng, không mùi vị, đặc như bơ thực vật, khó bị chảy ở nhiệt độ thông thường hơn bơ.)

Cách làm

Bước 1: Cho gelatin vào tô nước lạnh, để yên không khuấy động cho đến khi hỗn hợp dày lên thì đặt lên xửng hấp, đun cho đến khi thấy bột hòa tan.

Bước 2: Thêm siro glucose và glycerin vào, trộn đều và khuấy, tắt bếp và tiếp tục cho thêm shortening vào, để cho tan chảy hết cùng với hỗn hợp.

Bước 3: Cho vani vào khuấy đều hỗn hợp cho nguội dần, đến khi còn ấm là được.

Cách làm fondant

Các bước làm fondant. Ảnh: Internet

Bước 4: Cho đường bột vào rây, rây cho mịn rồi cho vào bát lớn, tạo một chỗ trống như miệng giếng ở giữa, tiêp tục cho hỗn hợp gelatin ấm vào, lấy thìa gỗ khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Bước 5: Cho phần đường còn lại vào hỗn hợp rồi nhào tiếp cho đến khi không còn dính vào tay là được. Nếu kẹo quá mềm thì cho thêm một ít đường. Nếu cảm thấy cứng thì cho thêm một chút nước.

Hỗn hợp fondant

Hỗn hợp fondant. Ảnh: Intenret

Bước 6: Khi có được hỗn hợp này tức là bạn đã hoàn thành khâu làm Fondant. Lúc này bạn có thể sử dụng ngay hoặc để bảo quản trong hộp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi cần sử dụng thì bỏ ra nhiệt độ thường rồi nhào lại cho mềm là được.

Trên đây là những khám phá thú vị về fondant và cách làm fondant đơn giản nhất tại nhà. Hy vọng với những thôn tin được chia sẻ này đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích, thú vị và ngày càng thành thạo các kỹ năng làm bánh nhiều hơn.

Điểm: 4.43 (7 bình chọn)

Tác giả: Diệu Xuân Hoàng Thị

Cô từng giữ vị trí quan trọng như: Giám sát, Quản lý, Bếp trưởng Bếp Bánh tại các Nhà hàng - Khách sạn 4 – 5 sao trên cả nước. Hiện tại, cô là Giảng viên các khóa học bếp Bánh tại Trường trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism – CET). Với tinh thần không ngừng học hỏi, liên tục tìm tòi, nghiên cứu, cô Hoàng Thị Diệu Xuân mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình làm nghề tới những người đam mê và theo đuổi nghề bánh

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn