Cách Đọc Chỉ Số Quảng Cáo Facebook Đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất

Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng thực hiện một chiến dịch quảng cáo Facebook nhưng trong suốt thời gian đó bạn phải theo dõi thường xuyên bảng phân tích kết quả để điều chỉnh cho phù hợp. Việc này đòi hỏi bạn biết cách xác định và hiểu các chỉ số ấy chính xác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chúng ta cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản và dễ hiểu nhất để mang lại hiệu quả cho chiến dịch.

Chỉ Số Quảng Cáo Facebook Là Gì?

Chỉ số quảng cáo là những con số cụ thể giúp bạn biết được kết quả về khả năng tiếp cận người dùng của chiến dịch. Chỉ khi bạn hiểu được những chỉ số này thì mới có thể điều chỉnh để tối ưu hiệu quả các mẫu quảng cáo.

Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu các chỉ số và thuật ngữ về quảng cáo Facebook. Nguồn: Internet

Lợi Ích Khi Nghiên Cứu Các Chỉ Số Quảng Cáo Facebook Kỹ Lưỡng

Một quảng cáo có thực sự hiệu quả hay không thì phải qua một thời gian thực hiện mới đo lường được. Thường mất khoảng 3 ngày đầu tiên của chiến dịch thì những chỉ số mới ổn định và tương đối chính xác. Khi bạn nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ biết được quảng cáo đã nhắm khách hàng mục tiêu đúng chưa, cần thay đổi điều gì ở nhân khẩu học hay giá thầu để tiết kiệm chi phí hơn. Quả thật vậy, luôn theo dõi kết quả hoạt động thì sẽ hạn chế được những rủi ro đồng thời tăng hiệu suất hơn.

Các Chỉ Số Quảng Cáo Không Quá Quan Trọng Của Facebook Ads

Trong Trình quản lý quảng cáo Facebook sẽ có nhiều chỉ số được thể hiện bao gồm chỉ số quan trọng và không quan trọng. Nếu bạn không phân biệt và cứ tập trung cải thiện các chỉ số phụ thì vừa gây mất thời gian, công sức vừa không mang lại hiệu quả. Vậy đâu là những chỉ số mà bạn không nên quá chú trọng đến?

Lượng tiếp cận (reach)

Đây là con số thể hiện số người có ít nhất 1 lần nhìn thấy mẫu quảng cáo của bạn. Tỉ lệ chuyển đổi của chỉ số này khá thấp, người dùng có thể xem lướt qua chứ không chuyển đổi thành hành động tương tác hay mua hàng. Nếu chỉ quan tâm đến lượt tiếp cận thì bạn có thể phải trả khá nhiều tiền nhưng doanh thu mang lại không xứng đáng.

Lượt thích (likes)

Từ lâu, các nhà quảng cáo đã không chú ý quá nhiều về lượng likes, share vì bao gồm cả lượt tương tác ảo. Đối với một chiến dịch quảng bá, khảo sát sự yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm thì con số này cao sẽ thể hiện kết quả tích cực. Nhưng nếu chiến dịch quảng cáo của bạn được thực hiện với mục đích bán hàng, mang về doanh thu, lợi nhuận thì lượng người thích, chia sẻ không có ý nghĩa gì.

lượt like trang

Số lượng người thích trang có thể bao gồm cả like ảo. Nguồn: Internet

Lượt nhấp (Clicks)

Lượt nhấp ở đây được tính là tổng số người đã nhấp vào chữ “Xem thêm” trên bài quảng cáo, tức sẽ bao gồm những người nhấp vào chỉ để xem hết bài viết, chứ không hề click vào liên kết dẫn đến website, landing page của bạn. Facebook gộp lại sẽ khiến nhà quảng cáo dễ nhầm lẫn, không tính được mức độ hiệu quả của việc chuyển đổi hành động.

lượt nhấp

Lượt nhấp được thể hiện trong Trình quản lý quảng cáo Facebook. Nguồn: Internet

Lượt xem video (Video views)

Đây thật sự là một chỉ số không quan trọng bởi vì chỉ cần video phát trên 3 giây đã được tính một lượt xem. Nếu video quảng cáo của bạn phát tự động trên news feeds thì chỉ số này không hề giúp bạn đánh giá được hiệu quả chiến dịch.

lượt xem video

Lượt xem video được Facebook phân tích khá chi tiết. Nguồn: Internet

Đọc Chỉ Số Quảng Cáo Facebook Như Thế Nào Là Đúng?

Phần tiếp theo sẽ giúp bạn biết được những chỉ số quan trọng cần được chú ý đến. Ngoài ra, bạn phải hiểu rõ những chỉ số này để trở thành một nhà quảng cáo Facebook giỏi. Cùng tìm hiểu và ghi chép vì giúp ích rất nhiều cho học tập lẫn công việc.

Click Through Rate (CTR)

Đây là một chỉ số phổ biến trong các công cụ quảng cáo online nhằm đo lường sự quan tâm của người dùng đối với quảng cáo. Chỉ số này thể hiện cùng lúc cả hai yếu tố Lượt hiển thị (impression) và Số lượt nhấp (click). Công thức tính CTR như sau:

CTR = (Tổng lượt nhấp / Tổng lượt hiển thị quảng cáo) x 100%

tỉ lệ ctr

Vị trí của cột chỉ số CTR trên bảng kết quả phân tích quảng cáo. Nguồn: Internet

Từ kết quả đó bạn sẽ đánh giá được mẫu quảng cáo của mình có thu hút đúng đối tượng tiếp cận hay không. Nếu lượt hiển thị cao nhưng người dùng không nhấp vào thì nguyên nhân có thể do nội dung quảng cáo của bạn không nổi bật, không thu hút hoặc đang nhắm đến sai đối tượng. Cách khắc phục là phải xác định thật chính xác và cụ thể từng đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và sáng tạo nên những content ấn tượng.

Một quảng cáo được thực hiện hiệu quả là khi lượt hiển thị bị hạn chế do ngân sách ít nhưng tỉ lệ CTR lại cao. Bạn cần phát huy những mẫu quảng cáo khác biệt và đem lại giá trị cho đối tượng tiếp cận.

Cost Per Mille (CPM)

CPM tức là chi phí cho 1000 lượt hiển thị đến khách hàng. Lý do để bạn lưu tâm đến chỉ số này là vì tỉ lệ thuận với giá thầu, tức CPM thấp thì giá thầu cũng thấp. CPM còn tác động đến tốc độ tiêu hao ngân sách và số lượng đối tượng tiếp cận của bạn. Để CPM có mức giá tốt thì bạn phải tối ưu CTR. Nội dung quảng cáo, tệp khách hàng mục tiêu đều ảnh hưởng đến 3 chỉ số CPM, CTR, CPC.

chỉ số cpm

Bạn cần phải cân nhắc về chỉ số CPM để sử dụng ngân sách hợp lý. Nguồn: Internet

Cost Per Click (CPC)

CPC là mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lần ai đó click vào mẫu quảng cáo. Khi bạn đã quen với việc chạy quảng cáo Facebook thì chỉ cần dựa vào CPC có thể tính được CPM và CTR. Các chỉ số này có mối liên hệ tương quan với nhau như sau:

  • CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM không đổi.
  • CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC không đổi.
  • CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR không đổi.

cpc

Xây dựng nội dung tốt để không phải lãng phí tiền cho CPC mà không mang lại doanh thu. Nguồn: Internet

Thông qua mối liên hệ này bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung, khi content của bạn hay, thu hút được nhiều lượt click thì số tiền bạn cần trả cho mỗi click của khách hàng sẽ giảm xuống.

Impression

Impression (lượt hiển thị) cao chứng tỏ quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người. Chỉ số này càng quan trọng khi bạn thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu vì khi đó thông điệp được truyền tải hiệu quả đến đại chúng, giúp họ ghi nhớ thương hiệu của bạn.

lượt hiển thị

Đối với các chiến dịch quảng bá thương hiệu thì chỉ số Impression cao là tín hiệu tốt. Nguồn: Internet

Lượt hiển thị là một chỉ số trọng tâm giúp bạn đánh giá được hiệu quả của mẫu quảng cáo đang chạy khi tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Thuật toán của Facebook luôn ưu tiên hiển thị những mẫu quảng cáo chất lượng tốt.

Conversion Rate (CR)

Chỉ số này đặc biệt quan trọng với những người bán hàng. CR sẽ cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách mua hàng. Công thức tính như sau:

CR = Tổng số đơn hàng / Tổng số lượt nhấp

Trong trường hợp, tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao nhưng chỉ số CR thấp thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn chưa Call to action (Kêu gọi hành động) một cách thuyết phục hoặc chất lượng sản phẩm của bạn chưa đáp ứng được như mong muốn của khách hàng.

Tính toán thật cẩn thận lợi nhuận có được sau quảng cáo

Đây là điều bạn phải làm ngay sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo Facebook của mình. Mức ngân sách đã chi tiêu cho quảng cáo và mức doanh thu đem về bao nhiêu cũng phải được xác định rõ ràng. Từ đó bạn sẽ tính được lợi nhuận của chiến dịch và rút kinh nghiệm để những chiến dịch sau tốt hơn. Nếu âm tiền bạn phải xem xét, tính toán lại những chỉ số trên, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Kết luận

Đó là tất cả các chỉ số mà bạn nên quan tâm khi vừa bước chân vào Facebook Ads. Để có thể chinh phục được quảng cáo Facebook thì cần phải học hỏi không ngừng và trải nghiệm thực tế. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức marketing hữu ích. Chúc bạn thành công khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Facebook nhé!

Điểm: 4.81 (33 bình chọn)

Tác giả: Steve Hoàng Luân

Steve Hoàng Luân một Marketing Manager có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các agency và nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với đam mê dành cho Marketing, Luân muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những ai yêu thích lĩnh vực này, cũng như truyền cảm hứng để giúp các Marketer có thể làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn