Cách lập kế hoạch kinh doanh quán ăn chay hiệu quả

Trước đây, khi nói tới ăn chay, người ta cho rằng đó chỉ là chế độ ăn dành riêng cho những bậc tu hành, người ăn chay trường, phải kiêng khem nghiêm ngặt vì có bệnh lý. Thế nhưng, phổ biến hơn khi ngày nay, ăn chay dần dần trở thành thói quen ăn uống ưa thích của rất nhiều người. Thị trường kinh doanh đồ ăn chay nhờ đó dần có chỗ đứng và trở thành mảnh đất khá màu mỡ mà nhiều người hướng tới.


Được xem là thị trường ngách nhưng kinh doanh quán chay vẫn được các nhà đầu tư xem là nghề “một vốn bốn lời”. Đối tượng khách hàng đa dạng khi không chỉ thu hút người lớn tuổi, trung niên, trẻ nhỏ… mà còn là món ngon của dân văn phòng. Để phục vụ nhu cầu ăn chay ngày càng lớn, các quán ăn nhà hàng mọc lên khắp nơi với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ bình dân tới sang trọng. Tiềm năng là thế nhưng không phải bất kỳ ai khi dấn thân vào lĩnh vực này đều thành công bởi kinh doanh đồ ăn chay cũng có sự cạnh tranh khá khốc liệt nếu không có những kế hoạch và hướng đi phù hợp.

lập kế hoạch kinh doanh quán ăn chay

Kinh doanh quán ăn chay giàu tiềm năng
(Ảnh: Sưu tầm)

Đó chính là lúc bạn cần phải tìm và lập kế hoạch kinh doanh quán ăn chay hiệu quả với số vốn cụ thể mà mình hiện có.

Chuẩn bị gì khi mở nhà hàng chay?

Chuẩn bị nguồn vốn

Nếu bạn dự định mở quán chay tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu sẽ từ 100 triệu trở lên. Bao gồm các khoảng chi tiêu cho: tiền mặt bằng, chi phí sửa chữa trang trí mặt bằng, mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán cộng thêm dự phòng chi phí hoạt động cho ít nhất 3 tháng đầu tiên. Việc dành ra một khoản tài chính dự phòng rất cần thiết bởi khi chưa có nhiều khách, bạn sẽ vẫn duy trì kinh doanh hoặc bù lỗ.

Chuẩn bị đội ngũ nhân sự

Tùy theo quy mô của quán mà bạn có thể thuê nhân viên phù hợp. Nếu quán có quy mô nhỏ, bạn cần cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ để tránh chi phí quá lớn trong giai đoạn mở cửa. Quan trọng nhất là bạn cần tìm được một đầu bếp lành nghề, nấu ngon, có tâm huyết, có kỹ thuật trong chế biến món chay và ít nhất 1 nhân sự phục vụ bàn.

Bạn nên là người quản lý trong thời gian đầu để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh phù hợp trước khi thuê người quản lý bên ngoài.

Trang bị kiến thức về nấu món chay

Cho dù bạn chỉ quản lý kinh doanh nhưng bạn cũng rất cần phải trang bị cho mình những kiến thức chung về văn hóa ẩm thực, cách thức chế biến món chay, xu hướng và trào lưu. Điều này giúp bạn biết cách tạo ra những thực đơn hợp khẩu vị thực khách, thấu hiểu tâm lý khách hàng hoặc điều chỉnh thực đơn khi cần. Mặc dù món ăn chay được chế biến từ các nguyên vật liệu chỉ là các loại rau, củ, quả, tuy nhiên việc biến nó thành những món ăn hấp dẫn tùy thuộc vào sự tinh tế và nghệ thuật sáng tạo của người chế biến.

trang bị kiến thức về món ăn chay

Trang bị kiến thức về nấu món chay
(Ảnh: Sưu tầm)

Chuẩn bị về mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị

Chọn địa điểm phù hợp

Trong kinh doanh ẩm thực, bạn luôn phải đặt yếu tố mặt bằng, vị trí địa lý lên hàng đầu. Địa điểm kinh doanh dóng vai trò quan trọng trong mở quán, nó quyết định giá bán cũng như số lượng khách hàng. Bạn nên tìm những khu vực thanh tịnh, gần các chùa, có thể trong ngõ nhỏ nhưng đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ cho thực khách cảm thấy thoải mái nhất.

Thiết kế phong cách quán

Nhà hàng chay có cách trang trí khác với nhà hàng mặn. Ngoài màu sắc thanh đạm, hài hòa, nếu có âm nhạc thì cũng cần phải nhẹ nhàng, truyền thống. Có rất nhiều phong cách ăn chay khác nhau, bạn có thể chọn một trong các thiết kế thiên về: phong cách thuần Việt, phong cách phương Tây hoặc phong cách ăn chay kết hợp với loại hình nghệ thuật.

Ví dụ như: Cư sĩ Viên Trân – chủ quán chay: “Hiện quán” trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM lựa chọn phong cách quán chay kết hợp và mang đậm văn hóa trà đạo. Không chỉ thưởng thức cơm ngon, canh ngọt, trà thơm mà thực khách còn được lắng mình trong không gian của làng mạc. Với những mái tranh, gánh hoa, cái đơm, cái đó, rổ rá được chủ quán bày biện khéo léo.

thiết kế quán chay phù hợp

Thiết kế quán chay phù hợp và đẹp mắt
(Ảnh: Sưu tầm)

Xây dựng thực đơn và bài trí món ăn

Thực đơn chay có thể là cơm hay theo từng suất ăn, mâm cỗ chay, lẩu chay, Buffet chay… đặc biệt là vào các ngày rằm, lễ chùa. Giá cả món ăn cần phải có sự cân nhắc, tham khảo giá thị trường, đánh giá điểm nổi bật khác biệt của quán bạn để đưa ra mức giá hợp lý, ổn định.

Cách trang trí món ăn cũng rất quan trọng trong việc thu hút thực khách. Ẩm thực nói chung và ẩm thực chay nói riêng thì đều cần có sự đảm bảo cả về mặt chất lượng dinh dưỡng và thẩm mỹ.

Cữ sĩ Viên Trân – chủ quan chay Hiện Quán có quan điểm rất độc đáo về thưởng thức món chay khi coi đó cũng là một nét văn hóa: “Khi bạn ăn một phần cơm chay, nó mang màu sắc thiên nhiên, mang khẩu vị thiên nhiên, nó có sự dịu dàng và chúng ta nghe được tiếng âm nhạc nhè nhẹ của tiếng sáo hoặc tiếng đàn tranh. Lâu lâu nghe được vài tiếng đàn cầm, nghe tiếng giọt nước rơi, tiếng gió thổi rì rào bên tai. Thì đó cũng là một trong những yếu tố giúp người ta ăn ngon miệng hơn. Một đĩa cơm ngon là tổng hòa của nhiều yếu tố: cách bài trí, không gian, âm thanh và cả những nụ cười thân thiện của người mang cơm tới cho bạn nữa. Đó là sự giúp sức của rất nhiều người. Tất cả đều toàn tâm toàn ý cho đĩa cơm của khách hàng và tất cả chỉ với một tâm nguyện đó là nó phải đẹp, phải ngon và trên hết là đem về sự bình yên cho khách”.

Tìm nguồn nguyên vật liệu an toàn, tươi ngon

Đối với quán chay, bạn cần chú trọng đến nguồn thực phẩm tươi ngon, cách bảo quản đảm bảo về chất lượng và chế biến thẩm mỹ. Theo kinh nghiệm của chị Nhung – chủ quán chay tại Sài Gòn chia sẻ: “chất lượng nguyên liệu chế biến rất quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của thực khách. Chính vì vậy mà bạn cần phải đặc biệt chú ý tới vấn đề này, Quán chay Nguyên Hồng của chị không chỉ có các món ăn chay mà còn các loại đồ uống chay như chè chay”.

Chị cho biết thêm: “Các món chay cũng có đầy đủ: Súp, cháo, bún, phở, salad, chè chay… món ăn chay cũng phải tuân thủ các yêu cầu về mặt dinh dưỡng với 4 nhóm chất cơ bản gồm: đạm, dường, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt đạm trong thức ăn chay là đạm thực vật nên rất tốt cho tiêu hóa”.

Tổng kết

Kinh doanh đồ ăn chay là lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi chủ quán phải biết cách lập kế hoạch kỹ lưỡng và chi tiết. Có như vậy, bạn mới kiểm soát được nguồn thu chi và nâng cao hiệu quả bán hàng ngay từ những bước đầu tiên.

Điểm: 4.18 (11 bình chọn)

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn