Phương pháp và cách tính giá phòng trong khách sạn thường gặp

Đối với bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thì việc đưa ra mức giá cho dịch vụ phòng ở sao cho phù hợp nhất luôn là bài toán hóc búa đối với những người quản lý, chủ khách sạn. Trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu qua phương pháp và cách tính giá phòng trong khách sạn mà chúng ta thường bắt gặp nhất nhé!


Phòng ở khách sạn là một trong những loại hình kinh doanh không có mức giá cụ thể. Tuy hiện nay, các cơ quan quản lý đã có những quy định chung về việc đưa ra các mức giá theo các mốc tiêu chuẩn, chất lượng nhưng cùng với một căn phòng thì vào những thời điểm, đối tượng khách khác nhau mà sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, hầu hết các nhà quản lý đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, cẩn thận nhằm đưa ra mức giá vừa đù sức hấp dẫn, cạnh tranh vừa tối đa hóa lợi nhuận cho cơ sở của mình.

mức giá phòng

Mức giá phòng vừa phải hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh với đối thủ vừa phải thu lại tối đa lợi nhuận
(Nguồn: Internet)

Các loại giá phòng trong khách sạn  

1.Giá niêm yết (hay còn được gọi là giá chuẩn)

Đây là mức giá chuẩn ở bảng giá tại quầy lễ tân, trên website và các thông tin chính thức (được tính theo đơn vị một đêm lưu trú). Đây được xem là mức giá cao nhất dành cho loại phòng đó, tuy nhiên thực tế trừ những mùa du lịch cao điểm thì các khách sạn bán được phòng với mức giá này. Giá niêm yết còn đóng vai trò như một “cột mốc” để khách sạn đưa ra các mức giá ưu đãi và khách hàng dựa vào đó sẽ bị thu hút bởi mức giá khuyến mãi.

2.Giá khách đoàn

Mức giá này dựa trên quy mô số lượng nhóm/ đoàn khách mà phía bên khách sạn sẽ đưa ra, số lượng càng nhiều thì mức giảm cho phòng càng cao. Hiện nay, hầu hết mọi khách sạn đều liên kết với các công ty du lịch lữ hành, các doanh nghiệp có nhu cầu để hợp tác kích cầu bán phòng tạo nguồn doanh thu ổn định đặc biệt là vào các mùa thấp điểm.

3.Giá đặc biệt dành cho khách hàng đặc biệt

Thường đây sẽ là các mức giá ưu đãi thấp hơn nhiều so với mức giá niêm yết nhằm dành cho các nhóm đối tượng như: khách lưu trú trong khoảng thời gian dài, khách “ruột”, các đối tác của khách sạn, giá ưu đãi dành cho nhân viên nội bộ. Tuy nhiên, mức giá đặc biệt thường sẽ do trưởng bộ phận Kinh doanh, Phó tổng hoặc Tổng giám đốc phê duyệt.

4.Giá khuyến mãi

Vào các mùa du lịch thấp điểm thì các khách sạn sẽ đưa ra mức giá khuyến mãi trong khoảng thời gian và điều kiện sử dụng nhất định. Tùy vào điều kiện mà mỗi khách sạn sẽ đưa ra mức giảm bằng % so với giá niêm yết hoặc mức giá cụ thể (đã giảm)  nhưng chất lượng dịch vụ vẫn được đảm bảo. Với khoản giảm giá thì khách có thể sử dụng, trải nghiệm các dịch vụ khác của khách sạn.

5.Giá combo

Ngoài mức giá phòng để ở thì các khách sạn còn kết hợp với các dịch vụ sẵn có tạo thành những gói phòng ở, “combo” để thu hút khách hàng. Khi lựa chọn những gói combo đó, khách hàng đã tiết kiệm được một khoản đáng kể nhưng sẽ không được hoàn trả nếu không sử dụng dịch vụ kèm theo.

kết hợp phòng với các dịch vụ khác

Kết hợp phòng ở với các dịch vụ khác sẵn có tạo thành những combo với mức giá hấp dẫn
(Nguồn: Internet)

Phương pháp để tính giá phòng

Hầu như hiện nay vẫn chưa có công thức cụ thể để có thể tính toán chính xác giá phòng nhưng nhìn chung thì các khách sạn đang áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau:

– Theo cảm tính thị trường: thường thì các nhà quản lý, chủ khách sạn sẽ dựa vào chất lượng và quy mô và giá các khách sạn cùng cấp để đưa ra mức giá của mình. Tuy biện pháp này dễ dàng, nhanh chóng nhưng nó cũng có nhược điểm là khó kiểm soát chi phí cũng như bị thị trường tác động quá nhiều.

– Quy luật ngón tay cái: đây là cách tính dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí đầu tư và giá phòng bình quân. Ví dụ, khi một khách sạn được xây dựng thì cần thiết tính 1 đồng giá phòng trên mỗi 1000 đồng chi phí đầu tư xây dựng và nội thất với giả định khách sạn đưa vào kinh doanh đạt công suất 70%.

cách tính giá phòng

Phương pháp, cách tính giá phòng là kiến thức cần có ở các nhà quản lý khách sạn
(Nguồn: Internet)

Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu hơn về phương pháp, cách tính giá phòng trong khách sạn.

Điểm: 5 (1 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn