OT là gì? Cách tính lương OverTime chuẩn nhất

Khi đi làm, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc tăng ca để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công việc kịp với deadline đưa ra. Đó được gọi là OT nhưng bạn đã thực sự hiểu OT là gì chưa , đặc biệt trong lĩnh vực ngành Nhà hàng – Khách sạn. Theo dõi bài viết dưới đây của CET để hiểu hơn về thuật ngữ này cũng như cách tính lương OT từ các chuyên gia nhé!

OT Là Gì?

OT là từ viết tắt của cụm từ Over Time, tức làm việc thêm giờ, tăng ca. Ngoài khung giờ làm việc hành chính được quy định thì khi bạn làm việc thêm giờ để tăng năng xuất, tăng tiến độ sẽ được gọi là overtime. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như F&B, Hospitality, Logictics, Agency,… thường sẽ có trường hợp này để hoàn thành công việc tốt hơn, sớm hơn.

ot là gì

OT (Overtime) là khái niệm quen thuộc của ngành Nhà hàng – Khách sạn. Nguồn: Internet

Nhân Sự Nhà Hàng – Khách Sạn Cần Biết Gì Về OT?

Thường phải OT khi nào?

Nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn cụ thể ở những vị trí: phục vụ, lễ tân, bếp, bartender,… sẽ phải tăng ca thường xuyên vào dịp Lễ, Tết hoặc mùa cao điểm để đảm bảo đủ nhân viên phục vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.

cách tính lương ot

Nhân viên phục vụ vào mùa du lịch sẽ thường xuyên phải làm tăng ca.

Quy định thời gian làm việc, làm việc ca đêm, làm việc thêm giờ

Theo quy định của Luật Lao động:

  • Thời gian làm việc của người lao động là 8 tiếng/ngày và không quá 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên, khi bạn làm việc trong các nhà hàng, khách sạn thì bạn sẽ làm việc theo ca, mỗi ca không được quá 10 tiếng/ngày.
  • Làm việc ca đêm được tính từ 22h đêm hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau.
  • Làm việc thêm giờ được pháp luật quy định là không quá 50% số giờ làm việc trong một ngày. Cụ thể khi bạn đã làm việc 8 tiếng/ngày thì thời gian OT sẽ không được quá 4 tiếng. Còn đối với những doanh nghiệp tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng thời gian làm việc cộng với tăng ca sẽ không được quá 12 tiếng/ngày.
  • Khi làm việc tăng ca thì bạn có thể được sắp xếp thời gian nghỉ bù dựa vào số lượng giờ OT. Nếu không nghỉ bù thì nhân sự sẽ được nhận lương làm thêm giờ.

thời gian làm việc của nhân viên

Thời gian làm việc của nhân viên được Bộ Lao động quy định rõ ràng. Nguồn: Internet

Cách tính lương OT hiện nay

Theo điều 104 Luật Lao động thì cách tính lương OT đã được quy định rõ như sau:

Khi bạn OT ban ngày:

  • Đối với ngày làm việc bình thường:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm

  • Đối với ngày nghỉ cuối tuần:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm

  • Đối với ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm

Khi bạn OT vào ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

Ghi chú:

Hệ số tăng ca tương ứng:

  • Ngày thường: 150%
  • Ngày nghỉ cuối tuần: 200%
  • Ngày nghỉ, lễ, Tết hưởng lương: 300%

Bạn cần phải biết cách tính tiền lương tăng ca nếu thường xuyên phải OT để tránh mất những khoảng tiền xứng đáng cho công sức đã bỏ ra, đây là quyền lợi lao động của bản thân.

bảng tính lương ot

Bảng tóm tắt cách tính lương OT của nhân viên. Nguồn: Internet

Các Doanh Nghiệp Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào Không Trả Lương OT?

Theo quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ của người lao động thì có thể bị xử lí hành chính, phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ. Đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, còn đối với trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị gấp đôi mức phạt trên.

Hệ Lụy Của Việc OT Liên Tục

Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Nếu tần suất OT của bạn quá nhiều sẽ dẫn đến việc cơ thể suy nhược vì không đủ thời gian nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc. Tinh thần cũng giảm sút khiến bạn căng thăng, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc tốt dẫn đến năng suất, hiệu suất bị giảm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những nguy hiểm như ngất xỉu, xảy ra tai nạn lao động.

làm việc tăng ca

Làm việc tăng ca quá nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi, không minh mẫn. Nguồn: Internet

Ngoài ra, làm việc thêm giờ quá sức có thể dẫn đến những bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh,… OT có thể sẽ mang lại thu nhập tốt hơn cho bạn nhưng phải sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ bù hợp lí để hồi phục sức khỏe.

Không có thời gian dành cho gia đình, bản thân

Khi bạn dành hầu hết thời gian cho công việc sẽ khiến bạn bỏ qua những mối quan tâm khác như gia đình, bạn bè, tình yêu, bản thân,… OT “quá liều” sẽ chẳng còn thời gian để thư giãn, dẫn đến stress,  cuộc sống buồn tẻ và mất dần sự kết nối trong các mối quan hệ với những người thân thiết.

Bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về thuật ngữ OT trong Nhà hàng – Khách sạn lẫn các tác hại của việc tăng ca liên tục. Bạn hãy cố gắng sắp xếp lịch làm việc hợp lí để có thu nhập tốt nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và hoàn thành tốt công việc được giao nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Điểm: 4.16 (14 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn