Bạn sẽ được tôn trọng khi biết qua những quy tắc ứng xử này

Trong quá trình giao tiếp hằng ngày, chúng ta luôn phải đối diện với nhiều người và giải quyết rất nhiều tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, làm thế nào để ứng xử một cách tế nhị, khéo léo và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng trường trung cấp cet tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tiếp cận với người khác ở nhiều góc độ khác nhau

Không ai là hoàn hảo, không ai tốt mọi mặt hay xấu mọi mặt. Nhưng chúng ta lại có một thói quen thích nhìn vào nhược điểm của người khác hơn ưu điểm. Dù ai đó đang đứng trên đỉnh cao của sự thành công, ta cũng phải dùng mọi cách để tìm thấy điểm xấu của họ và đem nó ra bàn tán, phán xét họ. Điều đó có nên hay không?

Trong mọi hoàn cảnh khác nhau, chúng ta sẽ luôn có cách hành xử khác nhua và dù cho là một tình huống xảy ra tại thời điểm khác nhau cách cư xử của chúng ta cũng thay đổi. Do đó, bạn không thể nhìn vào những sự việc bị giới hạn bởi hoàn cảnh mà phán xét người khác. Và dẫn tới những kết quả sai lầm trong giao tiếp, khiến mối quan hệ xấu đi. Vì thế, hãy nhớ rằng bạn cần trung thực với bản thân, tiếp cận ở góc độ không tốt, không xấu.

không nên có góc nhìn phiến diện

Không nên có góc nhìn phiến diện hay phán xét điểm xấu của người khác (Ảnh: Internet)

Lường trước mọi khả năng và đưa ra phương án giải quyết

Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu, với những tỷ lệ khác nhau. Có thể có người mặt tốt 90% xấu 10% nhưng cũng có người 99% tốt và 1% xấu. Và vấn đề đặt ra là chúng ta phải lường trước mọi khả năng, nhận ra được cái xấu có thể xảy ra trong cái tốt và cái tốt có thể xảy ra trong cái xấu. Quan trọng hơn nữa, khi đã nhận ra, bạn phải biết tìm cách giải quyết hoặc tìm ra những chất xúc tác để kích thích điều tốt tăng lên và làm hạn chế cái xấu.

Nắm bắt nghệ thuật giao tiếp

Mục đích của giao tiếp ứng xử chính là đạt đến độ thấu hiểu, thông cảm. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là đối tượng giao tiếp không có nhu cầu hoặc tỏ vẻ thờ ơ. Vậy làm thế nào để ứng xử khéo léo khi đối phương không muốn nói chuyện? Cách tốt nhất chính là bạn cho họ thấy cái vui, cái lợi mà bạn đang sở hữu và người ấy đang cần. Chỉ như thế bạn mới tạo được thiện cảm và sự tin tưởng.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nhiều cách tương ứng với từng hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn như:

– Khi giao nhiệm vụ cho ai đó, bạn cần giao công khai và dùng lời lẽ khích lệ để họ thấy rằng trách nhiệm của họ càng lớn và phải thực hiện thật tốt.

– Tạo cảm hứng, gieo niềm say mê về công việc đang tiến hành.

– Củng cố niềm tin về kết quả tốt đẹp.

– Tính đến nhiều phương xảy ra và chọn phương án phù hợp nhất.

Những nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp cần biết

Ngoài những điều trên, khi ứng xử bạn cũng cần cú ý một số điểm như sau:

– Giao tiếp bằng thái độ chân thành, không nên tỏ ra gượng ép, khó chịu hay cố tỏ vẻ vui vẻ. Hãy quan tâm người khác thật lòng, tránh nói những lời khiêu khích vì sẽ gây ấn tượng xấu.

– Nếu không thể nói sự thật bạn cũng không được tìm cách nói dối.

– Khi nói chuyện bạn không được im lặng hay lấp lửng, tỏ vẻ bí mật sẽ khiến người khác khó chịu và nóng lòng chờ đợi.

không được nói dối

Không được nói dối hay tỏ ra gượng ép khi giao tiếp (Ảnh: Internet)

– Khi nguời khác đang hào hứng kể chuyện, bạn không nên ngắt lời, khiến họ mất hứng và những lần sau họ sẽ ngại khi chia sẻ với bạn.

– Nói chuyện rành mạch, đủ ý, kể những chi tiết chính, không nói quá nhiều mà bất chấp người khác có muốn nghe hay không.

– Khi thấy người khác không hứng thú như chống cằm, nhìn ngó nghiêng chỗ khác, mắt nặng trĩu… bạn hãy chủ động kết thúc câu chuyện hoặc chuyển đề tài.

– Khi giao tiếp phải giữ khoảng cách, nhìn trực diện, không ngó nghiêng sẽ khiến họ nghĩa bạn đang soi mói đời tư.

– Không nên chỉ trỏ hoặc ghé vào tai người bên cạnh khi đang trò chuyện nhóm.

– Hạn chế tâm sự chuyện cá nhân với mọi người.

– Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.

Với những quy tắc ứng xử trong giao tiếp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Điểm: 4.8 (5 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn