Tham khảo ngay bộ THUẬT NGỮ chuyên dụng beefsteak cho nhân viên bếp

Thuật ngữ chuyên dụng Beefsteak là một trong những cẩm nang quan trọng không thể thiếu đối với các nhân viên bếp, đặc biệt là với đầu bếp Âu chuyên nghiệp. Nắm chắc bộ thuật ngữ này, đầu bếp sẽ thuận tiện hơn trong công việc chế biến món ăn cũng như khi phục vụ khách hàng.

beef steak là gì

Beefsteak hay bò bít tết là món Âu sang trọng hấp dẫn được yêu thích (Ảnh: Internet)

Beefsteak hay bò bít tết là món Âu được thực khách rất ưa chuộng và phục vụ phổ biến tại hầu hết các nhà hàng, khách sạn… hiện nay. Món ăn này có cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi người đầu bếp phải thành thạo kỹ thuật chế biến và sự am hiểu cặn kẽ về nguyên liệu chính – thịt bò mới có thể tạo nên những miếng beefsteak hảo hạng, chinh phục người thưởng thức. Hãy cùng CET tìm hiểu và tham khảo ngay bộ thuật ngữ chuyên dụng Beefsteak dưới đây để hỗ trợ cho công việc của mình nhé!

Meat cut – Các thuật ngữ chỉ phần thịt trên cơ thể bò

Không phải tất cả các phần trên cơ thể bò đều có thể dùng làm beefsteak nên đầu bếp cần nắm được các thuật ngữ về từng bộ phận, từng phần để biết cách ứng dụng cho món ăn. Chất lượng và hương vị của món beefsteak phụ thuộc rất nhiều vào cách đầu bếp lựa chọn nguyên liệu chế biến.

các phần thịt bò

Các phần thịt trên cơ thể bò. Ảnh: Internet

Theo đó, “meat cut” sẽ có các thuật ngữ sau:

  • Sirloin: là phần thịt thăn ở lưng bò, ít mỡ nên thường được chế biến ở độ chín từ rare đến medium rare mà không được để chín quá.
  • Tenderloin: là phần thịt mềm nhất, chắc nhất nằm giữa thắt lưng bò ngay cạnh sirloin, cũng được chế biến ở độ chín từ rare – medium rare.
  • T-Bone: là phần thịt có xương hình chữ T nằm gần lưng bò hoặc cũng gồm cả phần sirloin và tenderloin. Phần này thường được chế biến ở độ chín từ medium well trở lại để giữ được độ ẩm và mềm cần thiết.
  • Ribeye: là phần giữa sườn bò với nhiều dây mỡ đan xen có thịt và xương, đồng thời thường được chế biến ở độ chín medium.

Grade – Các thuật ngữ chấm điểm chất lượng thịt bò

Hệ thống USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ qui định việc chấm điểm chất lượng thịt bò thông qua: độ mềm, chế độ ăn uống và sức khỏe của bò. Một miếng thịt bò sẽ có các grade cơ bản sau đây:

  • Select: là thịt tiêu chuẩn, không quá mềm và có độ ẩm vừa; cần phải trợ vị trước khi chế biến để miếng thịt đậm đà hơn. Phần thịt này dễ dàng mua ở các siêu thị.
  • Choice: là miếng thịt có các đường vân mỡ trắng len lỏi trong thịt nên là phần thịt béo, mềm và ngọt thơm.
  • Prime: là thịt bò non, chỉ ăn cỏ thuần nên các đường vân thường rõ nét và đẹp nên khá đắt đỏ và chủ yếu được phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn đẳng cấp.

Các thuật ngữ chấm điểm chất lượng thịt bò

Ba mức độ grade cơ bản của thịt bò. Ảnh: Internet

Các thuật ngữ về mức độ chín của beefsteak

Khi thưởng thức beefsteak, mỗi thực khách thường có sở thích và nhu cầu khác nhau về độ chín của thịt bò. Do vậy các đầu bếp phải nắm vững các thuật ngữ về độ chín của beefsteak để chế biến cho phù hợp nhất.

Có 7 thuật ngữ tương đương với 7 cấp độ chín của beefsteak gồm:

  • Raw: thịt bò sống 100%
  • Well done: thịt bò chín 100%
  • Blue rare: thịt bò chín 10%
  • Rare : thịt bò chín 25%
  • Medium rare: thịt bò chín 50%
  • Medium: thịt bò chín 75%
  • Medium well: thịt bò chín 90%

Thuật ngữ dành cho đồ ăn kèm beefsteak

Beefsteak thường được phục vụ kèm Sauce và side-dish để giúp cân bằng dinh dưỡng cho lượng đạm trong thịt bò, đồng thời góp phần tôn lên hương vị thơm ngon, hoàn hảo cho món ăn.

thuật ngữ dành cho đồ ăn kèm beefsteak

Beefsteak thường được phục vụ với xốt và đồ ăn kèm. Ảnh: Internet

  • Beefsteak thường được phục vụ kèm Sauce: là các loại xốt ăn cùng Beefsteak như: xốt tiêu đen, xốt bơ, xốt rượu vang… Các đầu bếp cũng có thể sáng tạo sauce khác tùy vào khả năng của mình để để nâng cao chất lượng món Beefsteak.
  • Side-dish: là thuật ngữ chỉ món ăn kèm Beefsteak như: khoai tây chiên; khoai tây nghiền; rau củ nướng (cà rốt, bông cải…)… tùy vào sở thích của khách.

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và khẳng định năng lực bản thân, các đầu bếp luôn không ngừng tìm tòi, học nấu ăn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng. Hy vọng những thuật ngữ chuyên dụng beefsteak trên đây mà trường trung cấp Cet mang lại có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích để hỗ trợ công việc.

Điểm: 4.62 (8 bình chọn)

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn