Tìm hiểu kích thước trong cách thiết kế quầy bar trong nhà hàng

Đối với nhiều nhà hàng – khách sạn (NHKS) thì quầy bar, pha chế là một trong những nơi luôn được chăm chút, bày trí sao cho đẹp mắt, sang trọng nhất. Tuy nhiên, trong cách thiết quầy bar thì cũng có những tiêu chuẩn kích thước nhất định. Hôm nay, bạn hãy cùng với Cet.edu.vn tìm hiểu về kích thước thiết kế quầy pha chế, quầy bar trong các NHKS nhé!


Khi thiết kế quầy bar thì ngoài yếu tố đẹp, độc đáo thì chúng còn phải thật sự thoải mái, thuận tiện để cho Bartender, nhân viên pha chế các loại đồ uống cũng như có đủ khoảng không gian để bày trí các vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, để có thể xây dựng lên một quầy bar thì cần tốn rất nhiều công sức, thời gian, chi phí… Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào set-up thì việc tìm hiểu các thông tin là vô cùng cần thiết và quan trọng.

quầy bar

Một quầy bar ngoài yếu tố đẹp, độ “hoành tráng” thì phải tiện dụng
và đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản (Nguồn: Internet)

Các kiểu dáng quầy bar phổ biến

Ngày nay, nhiều nơi thiết kế quầy bar với các kiểu dáng khác nhau nhằm tạo ra sự độc đáo, nét đặc biệt cũng như tận dụng, phù hợp với không gian chung. Tuy nhiên, những kiểu dáng phổ biến nhất vẫn là kiểu đường thẳng, chữ L, O, U. Nhất là đối với các quầy bar mở thì các kiểu này rất phù hợp để có thể tận dụng phía ngoài làm chỗ ngồi cho khách vừa thưởng thức nước uống vừa được xem bartender biểu diễn pha chế.

Kích thước quầy bar trong nhà hàng

Các quầy bar hiện được bố trí kiểu 1 hoặc 2 tầng, trong đó kiểu 2 tầng phổ biến hơn cả. Đối với quầy bar 1 tầng thì khoảng cách thường từ 110 cm trở xuống và với quầy bar 2 tầng thì khoảng cách thường là 80 cm và 105 cm (khoảng cách giữa 2 tầng ít nhất phải là 25 cm). Đối với các bartender chuyên nghiệp thì quầy bar phải có chiều rộng ít nhất 90 cm để thực hiện các thao tác. Bên cạnh đó, kích thước bàn bar thì thường có chiều rộng mặt bàn ít nhất từ 40 đến 60 cm, còn chiều dài thì phụ thuộc vào chức năng, quy mô, số lượng khách mà nhà hàng có thể phục vụ.

Kích thước quầy bar nhà hàng được xác định bằng kích thước bề mặt quầy, chiều dài và chiều cao của quầy tính từ mặt đất lên.

quầy bar 2 tầng

Kiểu quầy bar 2 tầng đang được sử dụng phổ biến ở các nhà hàng hiện nay
(Nguồn: Internet)

Những điều cần lưu ý khi thiết kế quầy pha chế, quầy bar trong nhà hàng

Bố trí trạm pha chế

Nếu như ở các bar, club thì với số lượng pha chế lớn thì quầy bar ở nhà hàng thường có tần suất động ít hơn nên vì vậy thường khi thiết kế quầy pha chế, chúng chỉ có 1 đến 2 trạm pha chế. Mỗi trạm pha chế thường có 1 thùng đá, 1 chậu rửa, 1 thùng rác, các Rack và Rail dùng để đặt các chai rượu, kệ úp ly, nguyên liệu pha chế – trang trí… Loại chậu rửa quầy bar nên là loại chậu đế phẳng để ly không bị nghiêng đổ, va đập.

Vật liệu làm bàn quầy bar

Vật liệu để làm mặt bàn quầy bar phải đảm bảo các yếu tố chống thấm nước, chịu được sự mài mòn, tác động lớn và hạn chế bắt lựa, ví dụ như: đá nhân tạo, gỗ laminate… Ngoài ra, vật liệu để làm mặt bàn nên là loại dễ chùi rửa cũng như chúng phải dung hòa được tổng thể trong thiết kế chung của quầy bar, nhà hàng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những quầy bar có mặt bàn làm bằng gỗ theo kiểu thiết kế truyền thống ngày xưa.

Thiết kế đường dây điện

Các quầy bar hiện nay vẫn còn sử dụng thường xuyên các thiết bị có công suất cao, lại hoạt động liên tục. Chính vì vậy, thiết kế đường dây điện riêng, kín đáo an toàn, vừa giúp bảo vệ cho nhân viên khu vực quầy bar vừa đảm bảo cho quy trình hoạt động trôi chảy.

Khu vực phía sau quầy bar, các tủ trang trí

Đây cũng là một trong các khu vực của quầy bar cần nhiều sự bày trí nhất để có thể gây ấn tượng cho khách hàng. Hiện nay, các quầy bar thường chia khu vực này thành nhiều tầng, với các tầng trên cao dùng để trưng bày các loại rượu, ly… còn các tầng dưới thì vừa để trưng bày nhưng kết hợp với các loại rượu, ly thường xuyên sử dụng. Ngoài ra, người ta còn có thể kết hợp với các bức tranh, vật dụng trang trí… để trang trí khu vực phía sau quầy bar nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho khách.

Các lưu ý khác

Những khu vực như thùng đựng nước đá, bồn rửa… phải có chỗ thoát nước, tránh đọng nước và có vòi nước sạch. Ngoài ra, vật liệu để làm các khu vực này nên chọn loại chống ẩm mốc, bám bẩn.

Đối với ghế ngồi ở quầy bar thì bạn nên chọn các loại ghế cao, có khoảng cách từ mặt ghế đến mặt bàn quầy bar là khoảng 25 cm và cũng tùy theo chất liệu của bàn bar mà bạn chọn loại tương ứng, phù hợp.

Ngoài ra, ở quầy bar, bạn nên sắp xếp các loại vật dụng, nguyên liệu một cách hợp lý, thuận tiện sử dụng. Ví dụ như với những món thường xuyên sử dụng ở tầm thấp, dễ lấy, còn với những món ít xài thì có thể để ở giá cao hơn nhưng vẫn trong tầm với. Ngoài ra, bạn có thể chia thành các nhóm tương tự nhau để có thể dễ nhớ dễ lấy.

phía sau quầy bar

Khu vực phía sau quầy bar phải bày trí sao để thu hút được
sự chú ý của khách hàng. 
(Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin trên thì Cet.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn về cách thiết kế quầy bar trong nhà hàng. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích, hữu ích mà bất kỳ ai làm trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, ăn uống.

Điểm: 4.5 (2 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn