Đàn Piano Có Tên Gọi Khác Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Đàn Piano

Bạn có biết đàn piano có tên gọi khác là gì không? Trong suốt hàng trăm năm lịch sử phát triển của mình, piano đã được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau, thậm chí ở nhiều quốc gia, nhạc cụ này còn có những cái tên bản địa độc đáo. Bạn hãy đọc ngay bài viết này để biết những tên gọi đó là gì nhé!

đàn piano có tên gọi khác là gì

Đàn piano có rất nhiều tên gọi khác nhau (Ảnh: Internet)

Khi nhắc đến piano, nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến nhạc cụ có hệ phím trắng đen với những âm thanh trầm bổng. Thế nhưng, ít ai biết để có được hình dáng và cái tên piano như hiện tại, nhạc cụ này đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và có các tên gọi khác nhau. Những cái tên đó là gì? Lịch sử của đàn piano như thế nào? Bạn hãy cùng Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP. HCM (CET) đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Tên gọi khác của đàn piano tại Việt Nam

Piano là tên tiếng Anh của nhạc cụ này và đây cũng là tên gọi phổ biến, được nhiều người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, thời kì đầu khi piano mới du nhập vào Việt Nam, loại đàn này được gọi là Tây dương cầm.

Tên gọi này mang ý nghĩa là đàn của phương Tây, ám chỉ rằng piano là nhạc cụ được người nước ngoài mang đến Việt Nam. Trải qua thời gian, Tây dương cầm được rút gọn thành dương cầm và hiện cái tên này cũng được sử dụng để nói về đàn piano.

Thực tế, tại Việt Nam thuật ngữ “dương cầm” trước đây được dùng để chỉ đàn Tam Thập Lục của Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự phát triển lớn mạnh của mình mà hiện nay khi nhắc đến dương cầm người ta sẽ chỉ nghĩ đến đàn piano. Bạn cũng cần phân biệt hai loại nhạc cụ này để tránh nhầm lẫn về tên gọi.

tên gọi khác của đàn piano

Tại Việt Nam, piano còn được gọi là dương cầm (Ảnh: Internet)

Lịch sử đàn Piano

Đàn piano được tạo ra bởi nghệ nhân làm đàn tên Bartolomeo Cristofori. Tiền thân của piano đàn harpsichord, đây là nhạc cụ cũng sử dụng hệ phím bấm nhưng lại có cơ chế phát âm khác hẳn piano. Khi nhấn một phím đàn, trục gỗ tương ứng sẽ bật lên. Trục này mang theo một vật thể có tác dụng giống một miếng gảy đánh vào dây đàn để tạo ra tiếng.

Do sử dụng cơ chế gảy dây nên âm thanh phát ra từ harpsichord không lớn, chỉ phù hợp để dùng trong các buổi diễn nhỏ và các buổi hội họp gia đình, bạn bè. Ngoài ra, cường độ âm thanh phát ra từ nhạc cụ này luôn không đổi, không có khả năng tạo tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi nhấn của người chơi. Chính điều này đã thôi thúc Cristofori tạo ra một nhạc cụ có thể đánh mạnh, nhẹ để tạo nên nhiều sắc thái tình cảm, có âm thanh ngân dài, phong phú và truyền cảm hơn.

Vào khoảng những năm 1700, Cristofori đã thay thế các phím gảy trên đàn bằng hệ thống búa gõ. Mỗi khi nhấn phím, một búa tương ứng sẽ đập vào dây đàn và tạo ra âm thanh. Cơ chế này đã tạo nên một loại nhạc cụ mới và đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới âm nhạc sau đó. Trong thời gian đầu, nhạc cụ này được gọi là “Clavicembalo Col Piano E Forte” (nghĩa đen là một nhạc cụ có thể chơi các tiếng mạnh và nhẹ), theo thời gian được rút gọn thành piano.

lịch sử đàn piano

Cristofori đã thay thế các phím gảy bằng hệ thống búa gõ để tạo nên piano (Ảnh: Internet)

Đàn piano hiện nay có bao nhiêu loại?

Trải qua hàng trăm năm phát triển, đàn piano hiện nay đã có nhiều biến thể và hình dáng khác nhau, phù hợp cho từng điều kiện và mục đích của người chơi. Dưới đây là một số dòng piano phổ biến, được nhiều người lựa chọn để luyện tập và biểu diễn:

Grand piano

Đây là dòng piano cao cấp nhất hiện nay, với mức giá không dưới 100 triệu đồng (một số loại còn lên tới hàng tỉ đồng). Grand piano là dòng đàn được tạo ra bởi những nghệ nhân hàng đầu, được đầu tư, chăm sóc cẩn thận đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Tiếng của dòng đàn này được đánh giá rất cao khi tạo ra những âm thanh vang xa, mềm mại và trầm bổng, vượt trội hơn hẳn so với các dòng piano khác.

Về hình dáng, có thể xem Grand piano là phiên bản nâng cấp trực tiếp từ đàn harpsichord, nó mang một thiết kế sang trọng, quý phái. Đàn có thể mở nắp để nhìn thấy toàn bộ những bộ phận bên trong và để âm thanh thoát ra hay hơn. Ngoài ra, Grand piano có kích thước khá lớn và nặng, do vậy dòng đàn này thích hợp để chơi tại các buổi biểu diễn và được bố trí tại các không gian lớn như khán phòng, nhà hát…

đàn piano có bao nhiêu loại

Grand piano được tạo ra bởi những nghệ nhân hàng đầu (Ảnh: Internet)  

Upright piano

Nếu Grand piano là đàn dáng nằm thì Upright là đàn dáng đứng, đây là dòng piano cơ được thiết kế để có thể đặt trong các không gian nhỏ. Nhìn bên ngoài, Upright piano có hình dáng giống một chiếc tủ, toàn bộ các bộ phận như búa gõ, dây đàn, hộp cộng hưởng… đều được thiết kế đứng để đàn dù có kích thước nhỏ gọn mà vẫn tạo ra âm thanh hay. Mức giá của dòng Upright cũng rẻ hơn nhiều so với dòng Grand.

tên gọi khác của piano là gì

Upright piano được thiết kế gọn để phù hợp với không gian nhỏ (Ảnh: Internet)

Piano điện

Bên cạnh đàn cơ, piano điện cũng là loại đàn được nhiều người ưa chuộng do giá thành và hiệu quả mà nó mang lại. Nhạc cụ này có thiết kế nhỏ (thậm chí còn nhẹ, gọn hơn cả dòng Upright) và dễ dàng di chuyển, thích hợp cho những không gian như phòng ngủ, phòng học…

Thay vì sử dụng búa gõ, piano điện lại dùng các chip nhớ. Các chip này lưu giữ toàn bộ các nốt nhạc của piano cơ. Khi người chơi nhấn phím, đàn sẽ nhận tín hiệu và ra lệnh cho chip tương ứng với phím đó phát ra âm thanh.

Điểm mạnh của hệ thống này là các chip còn có thể lưu giữ âm thanh của nhiều nhạc cụ khác như violin, guitar, contrabass… Tuy nhiên, nhược điểm là phím đàn điện sẽ không “nặng” bằng đàn cơ, vì vậy nhiều người khi chuyển sang chơi piano cơ sẽ mất một thời gian ngắn để làm quen lại với đàn.

piano có tên gọi khác là gì

Piano điện có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với không gian phòng học, phòng ngủ

Piano là nhạc cụ lâu đời và đã trải qua một quá trình “tiến hóa” mới có được hình dáng và âm thanh như ngày nay. Thông qua bài viết trên, CET hy vọng các bạn đã biết đàn piano có tên gọi khác là gì, đồng thời nắm được các dòng đàn piano hiện có trên thị trường.

Nếu đang tìm hiểu về piano và muốn được đào tạo một cách bài bản để có thể làm việc trong lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay tới số hotline 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được CET tư vấn nhanh chóng và cụ thể về khóa học Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây nhé!

Điểm: 4.3 (16 bình chọn)

Tác giả: Âu Thanh Thanh

Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, Âu Thanh Thanh được nhiều người biết đến với vốn kiến thức sâu rộng và khả năng truyền đạt tốt. Cô hiện đang làm cộng tác viên biên tập nội dung tại Học Viện Âm Nhạc của Hướng Nghiệp Á Âu và CET. Những bài viết của Âu Thanh Thanh sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc, đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về thế giới âm nhạc đầy màu sắc.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn