SWOT Là Gì? Phân Tích Và Ứng Dụng SWOT Hiệu Quả

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là kim chỉ nan giúp bạn dành được thắng lợi trong một trò chơi hay trận thi đấu. Còn trong kinh doanh thì bí quyết thành công nằm ở bước phân tích SWOT. Bạn đã hiểu rõ mô hình này chưa? Hãy theo dõi bài viết để có thêm những kiến thức liên quan để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty.

swot

SWOT đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất một chiến lược, đề án mới cho doanh nghiệp. Nguồn: Internet

Mô Hình SWOT Là Gì?

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích kinh doanh của doanh nghiệp và được viết tắt của 4 chữ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)Threats (Thách thức). Thông qua việc phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp nhìn rõ mục tiêu đề ra cũng như các yếu tố tích cực, tiêu cực từ bên trong và bên ngoài để từ đó xây dựng chiến lược đúng đắn hơn.

Tầm Quan Trọng Của Phân Tích SWOT? Những Ưu Và Nhược Điểm Mà Bạn Biết?

Để đưa ra được một quyết định thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được mình đang ở đâu trên bản đồ thị trường đồng thời hiểu rõ được năng lực công ty cũng như các yếu tố bên ngoài tác động lên. Phân tích SWOT giúp bạn hiểu rõ hơn vị trí của công ty và nhìn ra những có hội tiềm năng phát triển kinh doanh.

Ưu điểm của SWOT là giúp bạn phân tích chi tiết từng “chữ cái” tương ứng và so sánh với nhau. Từ đó bạn sẽ khám phá được mối quan hệ giữa điểm mạnh và điểm yếu và tận dụng cơ hội và thách thức. Mặc dù SWOT là điểm khởi đầu tốt để đánh giá, tuy nhiên SWOT có nhược điểm là nó không tạo ra các kết quả có thể hành động – thay vào đó nó giúp bạn bắt đầu phát triển doanh nghiệp, sản phẩm của mình. Một phân tích SWOT tốt luôn phải được theo sau bởi việc lập kế hoạch và phát triển thêm.

phân tích swot

Phân tích SWOT đúng giúp bạn có kế hoạch phát triển đúng đắn hơn. Nguồn: Internet

Xây Dựng Mô Hình SWOT Như Thế Nào Là Đúng?

Mô hình SWOT được trình bày với 2 hàng 2 cột, bao gồm 4 phần tương với Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Cùng tìm hiểu rõ hơn về 4 yếu tố này trong mô hình.

Điểm mạnh (Strengths):

Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp thể hiện lợi thế của bạn để đạt được mục tiêu. Đây là những điểm nổi bật để so sánh, cạnh tranh với các đối thủ khác. Thường sẽ là những yếu tố về nguồn lực, tài sản, nhân sự, tài chính, chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật,…

Điểm yếu (Weaknesses):

Là những khía cạnh tác động tiêu cực cho doanh nghiệp, gây khó khăn, cản trở trong việc đạt mục tiêu, phát triển kinh doanh. Chúng ta cần phải khắc phục những việc làm chưa tốt như thiếu kinh nghiệm, sản phẩm chưa đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, …

Cơ hội (Opportunities)

Các yếu tố như thị trường kinh doanh, xã hội, chính sách, luật pháp, xu hướng tiêu dùng,… được xếp vào mục cơ hội vì mang yếu tố tích cực, có lợi cho doanh nghiệp.

Nguy cơ (Threats)

Cũng chính những yếu tố nhưng nếu mang lại bất lợi, khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Từ những nguy cơ bạn sẽ phải đề ra những phương án hợp lý để khắc phục, hạn chế những rủi ro đó.

Có thể thấy rằng nhờ phân tích SWOT mà bạn sẽ xác định được thế mạnh, cơ hội của mình đồng thời cũng biết cách cải thiện yếu điểm và xử lý các các rủi ro nếu có xảy ra.

bản phân tích swot

Bảng phân tích các yếu tố của SWOT. Nguồn: Internet

Mở Rộng Mô Hình SWOT

Sau khi phân tích 4 yếu tố của mô hình một cách chi tiết thì bạn sẽ có thể kết hợp lại với nhau để đưa ra những chiến lược phù hợp, bao gồm:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Bạn sẽ lựa chọn cơ hội phù hợp với các điểm mạnh vốn có để đưa lập kế hoạch phát triển công ty.
  • Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Cố gắng khắc phục những điểm yếu để tận dụng những cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế để hạn chế các rủi ro do môi trường tác động, ảnh hưởng đến.
  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): Bạn cần phải thiết lập những kế hoạch “phòng thủ” để không bị các tác động từ môi trường.

Mô hình SWOT được sử dụng hầu hết trong các doanh nghiệp, công ty, đặc biệt trước khi đưa ra một đề xuất, phương án mới. Đây là một bước rất quan trọng để tăng tỉ lệ thành công, hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về cách xây dựng cũng như ý nghĩa mô hình. Theo dõi bài viết để cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức marketing hữu ích nhé!

Điểm: 4.6 (11 bình chọn)

Tác giả: Steve Hoàng Luân

Steve Hoàng Luân một Marketing Manager có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các agency và nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với đam mê dành cho Marketing, Luân muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những ai yêu thích lĩnh vực này, cũng như truyền cảm hứng để giúp các Marketer có thể làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn