Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì – Hình Thức Kinh Doanh Đầy Triển Vọng

Hiện nay, phương thức nhượng quyền thương hiệu đã trở nên quen thuộc với những bạn có ý định kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực F&B. Vậy bạn đã biết gì về phương thức kinh doanh này. Hãy cùng tìm hiểu với CET thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhượng quyền thương Hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay được gọi là Franchise là hình thức kinh doanh mà cá nhân hoặc tổ chức được quyền kinh doanh bằng cách sử dụng thương hiệu của sản phẩm (dịch vụ) trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai bên đều sẽ kí kết về những ràng buộc về tài chính như chi phí, phần trăm doanh thu, lợi nhuận.

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh hợp tác giữa hai phía dựa trên hợp đồng. Nguồn: Internet

Ngày nay, hình thức này rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như ẩm thực, đồ uống, thời trang,… Những ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh tốt đều có thể tham gia phương thức nhượng quyền thương hiệu.

Có Bao Nhiêu Hình Thức Nhượng Quyền?

Mô hình kinh doanh nhượng quyền khá linh hoạt, có thể áp dụng ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Để phân loại các hình thức nhượng quyền bạn sẽ dựa vào các yếu tố khác nhau như vốn đầu tư, chiến lược kinh doanh, mô hình tiếp thị,… Xét theo những yếu tố kể trên, có 4 loại hình nhượng quyền chính là:

  • Nhượng quyền kinh doanh toàn diện.
  • Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện.
  • Nhượng quyền có tham gia của quản lý.
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Trong tất cả các hình thức, đây có lẽ là mô hình được xây dựng chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận quyền thương hiệu.

Quyền lợi bên nhận quyền

Với mô hình nhượng quyền này, người được nhượng quyền sẽ nhận được:

  • Được hợp pháp sử dụng thương hiệu.
  • Quyền hạn sở hữu toàn bộ hệ thống vận hành.
  • Sở hữu các bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh.
  • Quyền quản lý tất cả sản phẩm và dịch vụ.

Trách nhiệm bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền thương hiệu sẽ có nghĩa vụ cung cấp cho bên nhận:

  • Một kế hoạch với đầy đủ và chi tiết về mọi khía cạnh doanh nghiệp.
  • Cung cấp hệ thống đào tạo nhân sự.
  • Hỗ trợ bên nhận trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Khác với mô hình toàn diện, mô hình này được tạo ra với mục đích giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối nhằm:

  • Tăng thêm độ phủ trên thị trường.
  • Tăng thêm tối đa doanh thu.
  • Tăng thêm sức mạnh cạnh tranh.

Cụ thể hơn, bên nhận quyền thương hiệu chỉ được cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

  • Nhượng quyền sử dụng thương hiệu: sản xuất các mặt hàng không chung ngạch.
  • Nhượng quyền phân phối: phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhượng quyền công thức & marketing: cấp quyền kinh doanh & hỗ trợ vận hành tiếp thị.
    độ phủ thị trường thương hiệu

Độ phủ thị trường của thương hiệu sẽ được mở rộng nhanh chóng nhờ hình thức nhượng quyền. Nguồn: Internet

Nhượng quyền có tham gia của quản lý

Là khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền. Người này với kinh nghiệm và chuyên môn sẽ quản lý một cách hiệu quả, phát triển kinh doanh và quyết định về tài chính. Hình thức này không khá phổ biến. Bởi thực tế đây chỉ phù hợp cho các thương hiệu làm dịch vụ.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Với tỉ lệ vốn nhỏ nhưng bên nhượng quyền có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty đối tác nhận quyền, đóng vai trò như một đơn vị liên doanh để trực tiếp kiểm soát hệ thống kinh doanh.

 

Ưu – Nhược Điểm Khi Nhượng Quyền Thương Hiệu

Ưu điểm

Về chất lượng

Thương hiệu có sự xác nhận và hoàn toàn minh bạch, đảm bảo chất lượng khi đến với người tiêu dùng.

Vị trí trên thị trường

Không mất thời gian định hình thương hiệu trên thị trường và tập trung vào phát triển quy trình vận hành để kinh doanh hiệu quả hơn.

Quy mô bài bản

Từ vận hành đến tuyển chọn nhân viên đều có quy chuẩn tạo nên hệ thống bài bản để công việc quản lý trở nên dễ dàng, tránh sai sót.

Được đào tạo bài bản

Kế thừa toàn bộ quy trình đào tạo từ bên nhượng quyền. Đây là lợi thế giúp bạn có được một đội ngũ chất lượng cao và chuyên nghiệp.

Nhận được sự hỗ trợ tối đa

Bên nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa cho bên nhận từ các vấn đề pháp lý, nhân sự đến các chiến lược marketing.

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho người khởi nghiệp kinh doanh. Nguồn: Internet

Nhược điểm

Không được toàn quyền

Bên nhận quyền thương hiệu sẽ không sở hữu mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu và không có quyền xử lý thương hiệu đó. Vì vậy nếu không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị mất và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với bạn.

Cạnh tranh gay gắt

Bên nhận quyền phải đạt được target mà bên nhượng quyền đề ra, chính thế việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

Thiếu sự sáng tạo

Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và sẽ được đưa vào khuôn khổ nên bạn sẽ không thể thoải mái sáng tạo những ý tưởng mới.

Những năm trở lại đây, nhượng quyền thương hiệu không còn mới mẻ với chúng ta nhưng được ưa chuộng sử dụng. Bởi lẽ có nhiều thương hiệu đã thành công với hình thức này. Nếu bạn đang có ý định bắt đầu kinh doanh với hình thức này thì hãy tìm hiểu kĩ lưỡng để thành công và tránh được những rủi ro không đáng có. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Chương trình học Marketing CET

Điểm: 4.5 (16 bình chọn)

Tác giả: Steve Hoàng Luân

Steve Hoàng Luân một Marketing Manager có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các agency và nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với đam mê dành cho Marketing, Luân muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những ai yêu thích lĩnh vực này, cũng như truyền cảm hứng để giúp các Marketer có thể làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn