Kinh Doanh Quán Chay Cần Chuẩn Bị Gì?

Với hàng loạt lợi ích dành cho sức khỏe, các món chay đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Chính vì vậy, kinh doanh ẩm thực chay cũng trở thành một hướng đi thú vị dành cho những ai yêu thích ngành F&B. Vậy để biết kinh doanh quán chay cần chuẩn bị gì hay bao nhiêu vốn là đủ để mở quán chay, hãy cùng CET tìm hiểu trong bài viết sau đây.  

Chuẩn bị vốn

Nếu bạn dự định mở quán chay tại các khu vực trung thì vốn đầu tư ban đầu khá lớn, dao động khoảng từ 50-80 triệu trở lên. Đây là số tiền tối thiểu để bạn có thể chi trả cho các khoản tiền thuê mặt bằng, chi phí sửa chữa mặt bằng, mua sắm bàn ghế, thuê nhân viên, chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và trang trí quán, …. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên khi mới mở quán.

kinh doanh quán chay

Vốn đầu tư sẽ quyết định đến quy mô cũng như hình thức kinh doanh ẩm thực chay của bạn. Nguồn: Internet

Lựa chọn địa điểm mở quán

Do đặc thù của các món ăn chay, khi mở quán bạn cần tìm những khu vực thanh tịnh, gần các chùa hoặc có thể trong các hẻm lớn để đảm bảo không gian yên tĩnh, thoải mái cho thực khách. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các yếu tố khác như đường xá, chỗ để xe hay vị trí gần các khu dân cư, chợ.

Phong cách thiết kế quán chay

Một quán ăn chay cần có không gian yên tĩnh, màu sắc tao nhã, hài hòa và nên kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng như nhạc thiền. Có nhiều cách thiết kế quán chay mà bạn có thể chọn lựa như phong cách thôn quê, Phật giáo, trà đạo, … Thực khách chay thường yêu thích các quán được xây dựng và trang trí theo phong cách hoài cổ, với các vật dụng từ gỗ làm chủ đạo.

mở quán chay

Để có một quán chay với không gian đặc biệt ấn tượng, bạn cần bỏ ra số vốn khá lớn nhằm tạo điểm nhấn riêng cho thương hiệu của mình. Nguồn: Internet

Tìm hiểu về ẩm thực chay

Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa ẩm thực chay từ cách thức chế biến cho đến các xu hướng ăn đang thịnh hành trước khi kinh doanh quán chay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia những lớp học dạy nấu ăn chay để có thể chế biến những món chay vừa ngon, giàu dinh dưỡng và có hình thức bắt mắt. Bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa ăn chay của các vùng miền trong nước, bạn phải tạo ra nét đặc trưng riêng cho quán của mình nhằm tạo dấu ấn đặc biệt với thực khách.

Thiết menu phù hợp

Không chỉ có các món ăn chay đa dạng, menu của quán cần bổ sung thêm các loại đồ uống kèm phù hợp như nước sâm, trà thảo mộc, nước nha đam, … hoặc các loại chè chay. Bạn có thể tham khảo giá thị trường để đưa ra mức giá hợp lý cho quán của mình. Hơn thế nữa, hình ảnh trên menu cần đặc biệt chú ý đến cách trang trí các món ăn. Đây sẽ là ấn tượng đầu tiên khiến thực khách quyết định gọi món, quyết định không nhỏ đến doanh thu của quán.

món ăn quán chay

Menu đa dạng sẽ giúp khách hàng có nhiều chọn lựa khi đến với quán chay của bạn. Nguồn: Internet

Chọn nguồn nguyên liệu

Chất lượng của nguyên liệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thực khách và thương hiệu mà bạn đang kinh doanh. Chính vì vậy, nguồn thực phẩm mà bạn nhập vào phải đảm bảo được độ tươi ngon và có cách bảo quản thích hợp để giữ được chất lượng đến khi chế biến. Nguyên liệu chủ yếu của các món chay là rau, củ, các loại ngũ cốc, … nên cần phải có sự sáng tạo trong việc kết hợp nguyên liệu để tạo ra những món ăn dặc biệt cho quán.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ốc

Tuyển chọn nhân viên

Giai đoạn đầu khi mới kinh doanh, bạn nên thuê ít nhân viên phù hợp với tình hình hoạt động của quán, sau đó sẽ thuê số lượng nhiều hơn. Nhân viên trong quán ăn chay cần ăn nói nhẹ nhàng, lễ phép và đặc biệt là có hiểu biết về các món chay. Ngoài ra, đầu bếp là thành phần vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến thành công của quán. Bạn nên tuyển chọn những đầu bếp đã có nhiều năm kinh nghiệm chế biến thức ăn chay và trực tiếp thử qua các món ăn trước khi quyết định đưa vào menu.

món chay

Chất lượng món ăn tại quán sẽ phụ thuộc vào trình độ tay nghề đầu bếp do bạn tuyển chọn. Nguồn: Internet

Hy vọng những chia sẻ trên từ CET đã giúp bạn có thêm những lưu ý cần thiết khi kinh doanh quán chay. Chúc bạn thành công với mô hình kinh doanh của mình nhé!

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán Phở

Điểm: 4.6 (17 bình chọn)

Tác giả: Diệu Xuân Hoàng Thị

Cô từng giữ vị trí quan trọng như: Giám sát, Quản lý, Bếp trưởng Bếp Bánh tại các Nhà hàng - Khách sạn 4 – 5 sao trên cả nước. Hiện tại, cô là Giảng viên các khóa học bếp Bánh tại Trường trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism – CET). Với tinh thần không ngừng học hỏi, liên tục tìm tòi, nghiên cứu, cô Hoàng Thị Diệu Xuân mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình làm nghề tới những người đam mê và theo đuổi nghề bánh

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn