Chăm Sóc Sắc Đẹp Học Ngành Gì?

Chăm sóc sắc đẹp học ngành gì là một trong những vấn đề rất được bạn trẻ yêu thích lĩnh vực làm đẹp quan tâm vào những năm gần đây. Thế nhưng, không ít bạn chỉ mới dừng ở bước quan tâm chứ chưa có cái nhìn sâu sắc về lĩnh vực này, dẫn đến loay hoay trong suy nghĩ không biết nếu thích làm đẹp thì nên chọn học ngành nào. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời đáp cho câu hỏi trên thông qua bài viết sau.

Nhu cầu thị trường ngành chăm sóc sắc đẹp hiện nay

Trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của người dân ngày càng được quan tâm hơn, tạo bước đà cho các dịch vụ làm đẹp rầm rộ ra đời. Chăm sóc sắc đẹp không còn đơn thuần là một sở thích, mà ngày nay đã được nhìn nhận như một nghề nghiệp ổn định và có tiềm năng hấp dẫn về thu nhập.

Chăm sóc sắc đẹp học ngành gì
Thị trường làm đẹp nước ta đang rất sôi nổi với vô vàn dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Nguồn ảnh: Internet)

Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Cường – Chuyên gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp nhận định: “Có thể nhận thấy một điều rất rõ là các doanh nghiệp, các spa hoạt động trong ngành thẩm mỹ mở ra ngày càng nhiều và “ăn nên làm ra”. Xu hướng này sẽ càng phát triển bởi việc hoàn thiện sắc đẹp, chăm sóc nhan sắc là vấn đề ưu tiên của phụ nữ. Nhu cầu này càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao là vô cùng dễ dàng.”

Về hình thức đào tạo ngành chăm sóc sắc đẹp, ông Cường cho biết nhiều người ưu tiên học nghề trực tiếp tại các spa, trung tâm đào tạo ngắn hạn để nhanh có việc làm và được giữ lại làm nơi mình học nghề. Cụ thể, những bạn cần có thu nhập ngay thì nên học nghề 3 – 6 tháng, sau đó học nâng cao; những bạn muốn có trình độ cao, đi xuất khẩu lao động thì học đại học, cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là các nghề liên quan đến dao kéo, phẫu thuật…

Nhu cầu thị trường ngành chăm sóc sắc đẹp
Nếu muốn đảm bảo ngay nguồn thu nhập, bạn có thể học chăm sóc sắc đẹp theo hình thức học nghề ngắn hạn

Chăm sóc sắc đẹp học ngành gì, đào tạo những gì?

Chăm sóc sắc đẹp thực chất là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm các ngành nghề nhỏ bên trong. Để trả lời cho câu hỏi chăm sóc sắc đẹp học ngành gì, bạn có thể tham khảo các mảng nhỏ cụ thể như sau:

Spa

Nhắc đến học spa, chúng ta có thể liên tưởng đến vị trí kỹ thuật viên spa. Đây là người trực tiếp thực hiện các dịch vụ thư giãn, chăm sóc, trị liệu về facial và body cho khách hàng. Công việc cụ thể của họ yêu cầu kiến thức về da liễu, dưỡng chất, cách thực hiện các liệu trình trong spa, cách sử dụng máy móc và trang thiết bị trong điều trị…

Khi học spa, bạn sẽ được đào tạo về kỹ thuật làm sạch da, kỹ thuật massage facial và body, kỹ thuật nặn mụn, kỹ thuật gội đầu dưỡng sinh, kỹ thuật triệt lông, kỹ thuật tắm trắng, kỹ thuật đắp mặt nạ…

Spa
Chăm sóc da, body là một phần của ngành học chăm sóc sắc đẹp (Nguồn ảnh: Hadana Boutique Hotel Danang)

Trang điểm

Nghề trang điểm mang đến cơ hội việc làm và lộ trình phát triển rộng mở. Khi có trong tay kiến thức và kỹ năng trang điểm, bạn có thể trở thành thợ makeup tự do, làm việc tại studio váy cưới, cộng tác với người nổi tiếng, tự mở studio riêng, trở thành giảng viên dạy trang điểm…

Chọn nghề trang điểm, bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng sau: kỹ thuật đánh nền, kỹ thuật tạo khối, kỹ thuật trang điểm chân mày, kỹ thuật tán màu mắt, kỹ thuật trang điểm môi và má, kỹ thuật bới tóc cơ bản, ứng dụng kỹ thuật trên nhiều layout khác nhau như trang điểm cô dâu, trang điểm dự tiệc, trang điểm trình diễn thời trang…

Trang điểm
Trang điểm là hướng đi được nhiều bạn trẻ yêu thích khi học ngành chăm sóc sắc đẹp (Nguồn ảnh: Internet)

Nail

Nail cũng là một đáp án gợi ý cho câu hỏi chăm sóc sắc đẹp học ngành . Công việc làm móng thích hợp với những bạn yêu thích ngành nail, đặt mục tiêu trở thành kỹ thuật viên, quản lý dịch vụ chăm sóc và tạo mẫu móng hoặc trở thành chủ kinh doanh tiệm nail riêng.

Trong nghề nail, những kiến thức, kỹ năng sau sẽ được chú trọng: kỹ thuật cắt da tay/da chân, kỹ thuật dũa móng, kỹ thuật đánh bóng bề mặt móng, kỹ thuật đắp paraffin, kỹ thuật sơn và hơ gel, kỹ thuật sơn đầu móng, kỹ thuật sơn ombre/tráng gương/mắt mèo/ẩn xà cừ/ẩn nhũ, quy trình nối móng bột/móng gel, kỹ thuật đắp hoa cánh tròn/cánh nhọn, kỹ thuật đắp bột nổi fantasy…

Nail
Học nail, bạn có thể làm việc tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài (Nguồn ảnh: Internet)

Phun xăm thẩm mỹ

Theo Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh – Phó chủ tịch Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, ngành làm đẹp đang cần đến 10.000 nhân sự phun xăm thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, không ít chủ hệ thống làm đẹp là người gốc Việt cũng quay về nước để tìm kiếm nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường phun xăm ở Mỹ, Úc, châu Âu…

Các cơ sở dạy phun xăm thẩm mỹ sẽ đào tạo các kiến thức, kỹ thuật như sau: kỹ thuật đo – vẽ lông mày, kỹ thuật đi khung chân mày, kỹ thuật phun chạm hạt, kỹ thuật lắp dao – cầm dao – điêu khắc chân mày, kỹ thuật xoá phun xăm bằng dung dịch và laser, kỹ thuật phun viền môi, kỹ thuật đi kim zic zac – xoắn ốc – 1 chiều – 2 chiều, kỹ thuật phun mí mở tròng…

Phun xăm thẩm mỹ
Phun xăm thẩm mỹ là nghề đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, ngành chăm sóc sắc đẹp còn có các mảng khác như nối mi, làm tóc…

Chương trình học, hệ đào tạo ngành chăm sóc sắc đẹp

Thực chất, ở nước ta, hiếm có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành mang tên Chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể tham khảo một vài đơn vị sau với tên ngành liên quan:

Đại học Tôn Đức Thắng – Ban Cao đẳng – Trung cấp chuyên nghiệp

Các chuyên ngành đào tạo tại Đại học Tôn Đức Thắng bao gồm:

  • Chăm sóc thẩm mỹ (kiến thức về da – cơ thể học, quy trình chăm sóc da, mỹ phẩm…)
  • Trang điểm thẩm mỹ (kỹ thuật trang điểm nền, mắt, môi…; tạo khối gương mặt cơ bản; phối màu trong trang điểm…)
  • Chăm sóc móng: điều chỉnh hình dáng móng, sơn móng, cắt da…
  • Thiết kế và tạo mẫu tóc: gội đầu theo phong cách Nhật – Việt, kỹ thuật cắt tóc ngang, kỹ thuật cắt tóc tầng …
hệ đào tạo ngành chăm sóc sắc đẹp
Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng trong giờ học ngành chăm sóc sắc đẹp (Nguồn ảnh: Internet)

Đại học Văn Lang

Trong năm 2020, Đại học Văn Lang mở ngành học mang tên Công nghệ Sinh học Y dược. Trong đó, chuyên ngành Thẩm mỹ là hướng đào tạo mới của trường. 

Đại diện trường cho biết khi học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo về sinh lý da, vi sinh vật da, chẩn đoán sức khỏe da, cách nhận biết và đánh giá mỹ phẩm, phương pháp tư vấn và cá nhân hóa liệu trình điều trị cho khách hàng…

chuyên ngành thẩm mỹ
Ngành Công nghệ Sinh học Y dược (chuyên ngành thẩm mỹ) phục vụ nhu cầu chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe của con người (Nguồn ảnh: Internet)

Cao đẳng Viễn Đông

Cao đẳng Viễn Đông chiêu sinh ngành liên quan đến thẩm mỹ với tên gọi Chăm sóc điều trị da chuyên sâu với các nội dung sau:

  • Lý thuyết về cấu trúc, phân loại da
  • Kỹ thuật massage mặt từ cơ bản đến nâng cao
  • Công thức mặt nạ thiên nhiên cho từng loại da
  • Kỹ thuật trẻ hóa da vùng mắt, trán
  • Kỹ thuật xóa xăm chân mày, nốt ruồi bằng laser
  • Kỹ thuật triệt lông vĩnh viễn
  • Liệu trình phi kim tế bào gốc
Sinh viên ngành chăm sóc sắc đẹp
Sinh viên ngành chăm sóc sắc đẹp Cao đẳng Viễn Đông thực hành chăm sóc da (Nguồn ảnh: Internet)

Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM

Với đội ngũ giảng viên là các quản lý tại thương hiệu mỹ phẩm, spa, thẩm mỹ viện, beauty salon chuyên nghiệp; thạc sĩ/bác sĩ chuyên khoa da liễu ở bệnh viện chuyên về thẩm mỹ – da liễu, học viên ngành Tạo Mẫu Và Chăm Sóc Sắc Đẹp của Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM sẽ được đào tạo về:

  • Khoa học về da, tóc, móng
  • An toàn, vệ sinh lao động
  • Tâm lý học và y đức
  • Vẽ mỹ thuật
  • Chăm sóc da
  • Chăm sóc móng
  • Chăm sóc móng nâng cao
  • Trang điểm
  • Tạo mẫu tóc
  • Thể dục thẩm mỹ
  • Chăm sóc da nâng cao
học chăm sóc sắc đẹp tại cet
Ngành học về chăm sóc sắc đẹp đang được chiêu sinh tại Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM

Chúng ta vừa cùng nhau giải đáp câu hỏi chăm sóc sắc đẹp học ngành gì. Để được tư vấn cụ thể hơn về ngành học này, cũng như để biết thêm thông tin về chương trình đào tạo tại Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP.HCM, hãy nhanh tay điền vào form đăng ký tư vấn bên dưới bạn nhé!

Điểm: 4 (14 bình chọn)

Tác giả: Lan My Makeup

Là một chuyên gia về trang điểm, luôn chủ động tìm tòi, cập nhật được xu hướng mới để thực hiện sứ mệnh “đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn”. Thông qua các bài viết, cô ấy sẽ chia sẻ những kiến thức bổ ích, có giá trị được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm làm nghề và giảng dạy. Điều này giúp cho người đọc sẽ hiểu hơn về Tạo mẫu và Chăm sóc sắc đẹp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn